1. Thực trạng công tác phát triển đảng viên
Bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng là thanh niên, học sinh, sinh viên luôn là chủ trương quan trọng, mang tính xuyên suốt qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Từ năm 1998 đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo như: Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 30/5/1998, của Bộ Chính trị, “Về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học”, trong đó, nhấn mạnh nhiệm vụ “Tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, nhất là ở cơ sở hiện còn ít hoặc chưa có đảng viên”; Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 12/10/2004, của Ban Bí thư, “Về kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của Người”, nêu rõ: “Chú ý kết nạp vào Đảng những người ưu tú là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, phụ nữ, dân tộc thiểu số, người lao động trong các thành phần kinh tế”; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008, của Ban Chấp hành Trung ương khóa X, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đề ra mục tiêu: “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên từ đoàn viên, phấn đấu đạt tỉ lệ ít nhất 70% đảng viên mới được kết nạp từ đoàn viên”; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, cũng đã đề ra nhiệm vụ “Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học”; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những đoàn viên ưu tú, trưởng thành trong lao động, học tập, trong lực lượng vũ trang; quan tâm phát triển đảng viên là công nhân, trí thức, doanh nhân để tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp”[1]. Đặc biệt, Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII “Về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới” đã yêu cầu coi trọng chất lượng phát triển đảng viên, quan tâm phát triển đảng viên trong đoàn viên thanh niên và đoàn viên công đoàn, hội viên ưu tú, quần chúng tiêu biểu…
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên là học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh nhằm lực chọn, bồi dưỡng tạo nguồn, kết nạp vào Đảng những quần chúng ưu tú là học sinh, sinh viên; qua đó, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; mặt khác, góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, phù hợp với yêu cầu của Đảng và xu thế vận động của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bám sát các chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành các văn bản như Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 15/3/2013, “Về việc tăng cường công tác phát triển đảng viên ở địa bàn, lĩnh vực còn khó khăn và ít đảng viên”; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 20/11/2014, “Về củng cố, phát triển tổ chức đảng và tăng cường kết nạp đảng viên trong các doanh nghiệp trên địa bàn”; Quyết định số 399-QĐ/TU, ngày 18/11/2016, ban hành “Đề án phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2020”; Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 07/5/2021 “Về đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong tình hình mới”; Công văn số 1237-CV/TU, ngày 22/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “về đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đoàn viên ở khu dân cư và trường Trung học phổ thông”.
Trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và của Tỉnh ủy về phát triển đảng viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kịp thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội, các đơn vị liên quan quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển đảng viên, nhất là việc xây dựng kế hoạch và tạo nguồn kết nạp đảng viên ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, các trường cao đẳng, trung học phổ thông, các hội viên, đoàn viên ưu tú trong các đoàn thể chính trị -xã hội. Từ đó, các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội đã tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về Đảng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước bằng nhiều hình thức khác nhau thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên tham gia như các phong trào thi đua dạy tốt học tốt, các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao... tạo môi trường để học sinh, sinh viên phát huy được tài năng, rèn luyện và trưởng thành, qua đó lựa chọn, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú để xem xét kết nạp Đảng,.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị, các Trung tâm chính trị đổi mới nội dung, chương trình các lớp bồi dưỡng nhất kỹ năng công tác cho cán bộ làm công tác Đảng, đoàn thể, tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp bồi dưỡng đảng viên mới theo hướng linh hoạt trong tổ chức các lớp học, bảo đảm đáp ứng yêu cầu và phù hợp đối tượng học sinh, sinh viên.
Đảng bộ tỉnh hiện có 14 đảng bộ trực thuộc trong đó có 10 đảng bộ huyện, thị xã, thành phố, 01 đảng bộ khối, 03 đảng bộ lực lượng vũ trang; với 495 tổ chức cơ sở đảng gồm 256 đảng bộ cơ sở, 239 chi bộ cơ sở; 19 đảng bộ bộ phận và 2.206 chi bộ trực thuộc với 48.694 đảng viên, chiếm 7,22% dân số toàn tỉnh. Trong đó: đảng viên nữ: 19.151, chiếm 39,09%; đảng viên dự bị:1.469, chiếm 3,0%; đảng viên là người dân tộc thiểu số: 3.781, chiếm 7,72%; đảng viên là người theo tôn giáo: 140, chiếm 0,29%; đảng viên là đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 9.471, chiếm 19,33%; đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân: 101, chiếm 0,21%; đảng viên làm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp 8.286, chiếm 16,92%; đảng viên là học sinh: 02, chiếm 0,004%; đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt Đảng 3.475, chiếm 7,095; tuổi đời bình quân của đảng viên: 45,72 tuổi. [2] Nhìn chung, chất lượng đội ngũ đảng viên trong toàn tỉnh từng bước được nâng lên, cơ cấu đội ngũ đảng viên chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đại đa số đảng viên giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên định đường lối đổi mới đất nước, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ được giao.
Toàn tỉnh hiện có 28 trường Trung học phổ thông, 08 trung tâm giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp, 03 trường cao đẳng (bao gồm cao đẳng y tế, cao đẳng sư phạm, cao đẳng kỹ thuật), 100% đơn vị đều có tổ chức đảng, cụ thể: 01 đảng bộ cơ sở, 32 chi bộ cơ sở, 01 đảng bộ bộ phận, 04 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 1.283 đảng viên. Với những nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng với những giải pháp toàn diện, đồng bộ, trong 02 năm qua ( từ năm 2020 đến năm 2022) toàn tỉnh đã kết nạp được 20 đảng viên là học sinh, sinh viên. Cụ thể: năm 2020 kết nạp được 09 đảng viên; năm 2021 kết nạp được 02 học sinh và 01 sinh viên; năm 2022 kết nạp được 08 học sinh [3]. Về chất lượng: đối với đảng viên được kết nạp trong các trường học là những quần chúng ưu tú có thành tích cao trong học tập và các hoạt động của nhà trường, tuổi đời còn trẻ, đa số từ 18 đến 22 tuổi, trong đó nữ có 12 đồng chí, chiếm 60% [4].
Với những kết quả đạt được thời gian qua cho thấy, công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đã được các cấp ủy quan tâm, chỉ đạo. Tuy số lượng kết nạp đảng viên chưa nhiều nhưng nhận thức của cấp ủy về kết nạp đảng viên trong các trường học đối với học sinh, sinh viên có sự thay đổi. Học sinh, sinh viên có sự giác ngộ về chính trị, tích cực phấn đấu học tập để được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Nhiều đảng viên qua thực tiễn đã phát huy được tính tiên phong, gương mẫu. Được kết nạp vào Đảng khi đang là học sinh là vinh dự, là động lực, hành trang để các đảng viên trẻ tiếp tục trên con đường học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định:
- Đối với việc phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đến nay chưa có văn bản cụ thể, chỉ lồng ghép trong các chỉ thị, nghị quyết nên phạm vi, mức độ triển khai thực hiện chưa thực sự sâu rộng. Bên cạnh đó, vẫn còn một số cấp uỷ chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển đảng viên.
- Một bộ phận học sinh, sinh viên trong các trường học nhận thức chính trị còn hạn chế, chưa có động cơ phấn đấu vào Đảng. Việc theo dõi, phân công đảng viên giúp đỡ, phát hiện quần chúng ưu tú vào Đảng chưa được quan tâm đúng mức. Một số cấp uỷ còn lúng túng trong thực hiện các thủ tục kết nạp đảng viên đối với học sinh, sinh viên.
- Số lượng đảng viên hàng năm kết nạp còn ít, chiếm tỷ lệ thấp so với số học sinh, sinh viên hiện có. Nếu như nhiệm kỳ 2015-2020, số đảng viên được kết nạp bình quân hằng năm trên 1.600 đảng viên/năm (chỉ tiêu từ 1.400 -1.500 đảng viên/năm), thì 2 năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2020-2025, bình quân kết nạp được hơn 1.100 đảng viên/năm, chưa đạt chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như Nghị quyết 21-NQ/TW. [5]
- Hoạt động của các trường cao đẳng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do số lượng tuyển sinh hằng năm đạt thấp, dẫn đến nguồn quần chúng nhiều. Nguồn quần chúng để xem xét kết nạp vào Đảng trong các trường trung học phổ thông, cao đẳng mặc dù có số lượng đông nhưng số đủ điều kiện, tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ thấp. Một số học sinh ở các trường phổ thông mặc dù có thành tích học tập tốt nhưng phần lớn tại thời điểm xét kết nạp chưa đủ 18 tuổi theo quy định.
1. Một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức chính trị- xã hội trong các trường học, nhất là người đứng đầu về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài trong công tác xây dựng Đảng. Đồng thời tập trung tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên nhận thức sâu sắc về quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị để xác định động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn.
Thứ hai, cấp ủy Đảng cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể đối với công tác kết nạp đảng viên trong trường học. Tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng, tạo nguồn trong học sinh, sinh viên; tiến hành khảo sát, đánh giá, phân tích đúng thực trạng quần chúng là nguồn kết nạp đảng viên trong các trường học; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác tạo nguồn và công tác kết nạp đảng viên đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc, quy trình, hồ sơ, thủ tục quy định. Đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng lý luận chính trị phù hợp với từng đối tượng và linh động trong cách tổ chức để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia học tập.
Thứ ba, cần tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về phát triển đảng viên. Nghiên cứu ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển đảng viên trong các trường học. Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội xây dựng cơ chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ phát triển đảng viên. Gắn trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu các đoàn thể chính trị-xã hội đối với nhiệm vụ phát triển đảng viên, lấy kết quả đó làm một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức đảng, tập thể cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ, đảng viên hàng năm.
Thứ tư, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo sân chơi lành mạnh để thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên. Phát hiện, lựa chọn những nhân tố tích cực, có tinh thần trách nhiệm, có thành tích học tập tốt để giới thiệu cho tổ chức đảng xem xét, kết nạp.
Thứ năm, thực hiện nghiêm giữa kết nạp đảng viên với công tác quản lý, rà soat, sàng lọc đảng viên, kiên quyết, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Định kỳ sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng để đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng các cách làm hay, sáng tạo.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, H, 2021, tập I, tr.186-187.
[2]. [3], [4], [5]. Tỉnh ủy Quảng Trị: Báo cáo số 265, ngày 31 tháng 3 năm 2023 “về phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp ngoài nhà nước”, Trang 1, trang 4, trang 6, trang 8.
[5]. Tỉnh ủy Quảng Trị: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, trang 163.
Bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng là thanh niên, học sinh, sinh viên luôn là chủ trương quan trọng, mang tính xuyên suốt qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Từ năm 1998 đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo như: Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 30/5/1998, của Bộ Chính trị, “Về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học”, trong đó, nhấn mạnh nhiệm vụ “Tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, nhất là ở cơ sở hiện còn ít hoặc chưa có đảng viên”; Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 12/10/2004, của Ban Bí thư, “Về kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của Người”, nêu rõ: “Chú ý kết nạp vào Đảng những người ưu tú là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, phụ nữ, dân tộc thiểu số, người lao động trong các thành phần kinh tế”; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008, của Ban Chấp hành Trung ương khóa X, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đề ra mục tiêu: “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên từ đoàn viên, phấn đấu đạt tỉ lệ ít nhất 70% đảng viên mới được kết nạp từ đoàn viên”; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, cũng đã đề ra nhiệm vụ “Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học”; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những đoàn viên ưu tú, trưởng thành trong lao động, học tập, trong lực lượng vũ trang; quan tâm phát triển đảng viên là công nhân, trí thức, doanh nhân để tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp”[1]. Đặc biệt, Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII “Về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới” đã yêu cầu coi trọng chất lượng phát triển đảng viên, quan tâm phát triển đảng viên trong đoàn viên thanh niên và đoàn viên công đoàn, hội viên ưu tú, quần chúng tiêu biểu…
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên là học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh nhằm lực chọn, bồi dưỡng tạo nguồn, kết nạp vào Đảng những quần chúng ưu tú là học sinh, sinh viên; qua đó, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; mặt khác, góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, phù hợp với yêu cầu của Đảng và xu thế vận động của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bám sát các chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành các văn bản như Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 15/3/2013, “Về việc tăng cường công tác phát triển đảng viên ở địa bàn, lĩnh vực còn khó khăn và ít đảng viên”; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 20/11/2014, “Về củng cố, phát triển tổ chức đảng và tăng cường kết nạp đảng viên trong các doanh nghiệp trên địa bàn”; Quyết định số 399-QĐ/TU, ngày 18/11/2016, ban hành “Đề án phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2020”; Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 07/5/2021 “Về đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong tình hình mới”; Công văn số 1237-CV/TU, ngày 22/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “về đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đoàn viên ở khu dân cư và trường Trung học phổ thông”.
Trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và của Tỉnh ủy về phát triển đảng viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kịp thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội, các đơn vị liên quan quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển đảng viên, nhất là việc xây dựng kế hoạch và tạo nguồn kết nạp đảng viên ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, các trường cao đẳng, trung học phổ thông, các hội viên, đoàn viên ưu tú trong các đoàn thể chính trị -xã hội. Từ đó, các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội đã tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về Đảng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước bằng nhiều hình thức khác nhau thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên tham gia như các phong trào thi đua dạy tốt học tốt, các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao... tạo môi trường để học sinh, sinh viên phát huy được tài năng, rèn luyện và trưởng thành, qua đó lựa chọn, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú để xem xét kết nạp Đảng,.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị, các Trung tâm chính trị đổi mới nội dung, chương trình các lớp bồi dưỡng nhất kỹ năng công tác cho cán bộ làm công tác Đảng, đoàn thể, tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp bồi dưỡng đảng viên mới theo hướng linh hoạt trong tổ chức các lớp học, bảo đảm đáp ứng yêu cầu và phù hợp đối tượng học sinh, sinh viên.
Đảng bộ tỉnh hiện có 14 đảng bộ trực thuộc trong đó có 10 đảng bộ huyện, thị xã, thành phố, 01 đảng bộ khối, 03 đảng bộ lực lượng vũ trang; với 495 tổ chức cơ sở đảng gồm 256 đảng bộ cơ sở, 239 chi bộ cơ sở; 19 đảng bộ bộ phận và 2.206 chi bộ trực thuộc với 48.694 đảng viên, chiếm 7,22% dân số toàn tỉnh. Trong đó: đảng viên nữ: 19.151, chiếm 39,09%; đảng viên dự bị:1.469, chiếm 3,0%; đảng viên là người dân tộc thiểu số: 3.781, chiếm 7,72%; đảng viên là người theo tôn giáo: 140, chiếm 0,29%; đảng viên là đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 9.471, chiếm 19,33%; đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân: 101, chiếm 0,21%; đảng viên làm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp 8.286, chiếm 16,92%; đảng viên là học sinh: 02, chiếm 0,004%; đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt Đảng 3.475, chiếm 7,095; tuổi đời bình quân của đảng viên: 45,72 tuổi. [2] Nhìn chung, chất lượng đội ngũ đảng viên trong toàn tỉnh từng bước được nâng lên, cơ cấu đội ngũ đảng viên chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đại đa số đảng viên giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên định đường lối đổi mới đất nước, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ được giao.
Toàn tỉnh hiện có 28 trường Trung học phổ thông, 08 trung tâm giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp, 03 trường cao đẳng (bao gồm cao đẳng y tế, cao đẳng sư phạm, cao đẳng kỹ thuật), 100% đơn vị đều có tổ chức đảng, cụ thể: 01 đảng bộ cơ sở, 32 chi bộ cơ sở, 01 đảng bộ bộ phận, 04 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 1.283 đảng viên. Với những nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng với những giải pháp toàn diện, đồng bộ, trong 02 năm qua ( từ năm 2020 đến năm 2022) toàn tỉnh đã kết nạp được 20 đảng viên là học sinh, sinh viên. Cụ thể: năm 2020 kết nạp được 09 đảng viên; năm 2021 kết nạp được 02 học sinh và 01 sinh viên; năm 2022 kết nạp được 08 học sinh [3]. Về chất lượng: đối với đảng viên được kết nạp trong các trường học là những quần chúng ưu tú có thành tích cao trong học tập và các hoạt động của nhà trường, tuổi đời còn trẻ, đa số từ 18 đến 22 tuổi, trong đó nữ có 12 đồng chí, chiếm 60% [4].
Với những kết quả đạt được thời gian qua cho thấy, công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đã được các cấp ủy quan tâm, chỉ đạo. Tuy số lượng kết nạp đảng viên chưa nhiều nhưng nhận thức của cấp ủy về kết nạp đảng viên trong các trường học đối với học sinh, sinh viên có sự thay đổi. Học sinh, sinh viên có sự giác ngộ về chính trị, tích cực phấn đấu học tập để được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Nhiều đảng viên qua thực tiễn đã phát huy được tính tiên phong, gương mẫu. Được kết nạp vào Đảng khi đang là học sinh là vinh dự, là động lực, hành trang để các đảng viên trẻ tiếp tục trên con đường học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định:
- Đối với việc phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đến nay chưa có văn bản cụ thể, chỉ lồng ghép trong các chỉ thị, nghị quyết nên phạm vi, mức độ triển khai thực hiện chưa thực sự sâu rộng. Bên cạnh đó, vẫn còn một số cấp uỷ chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển đảng viên.
- Một bộ phận học sinh, sinh viên trong các trường học nhận thức chính trị còn hạn chế, chưa có động cơ phấn đấu vào Đảng. Việc theo dõi, phân công đảng viên giúp đỡ, phát hiện quần chúng ưu tú vào Đảng chưa được quan tâm đúng mức. Một số cấp uỷ còn lúng túng trong thực hiện các thủ tục kết nạp đảng viên đối với học sinh, sinh viên.
- Số lượng đảng viên hàng năm kết nạp còn ít, chiếm tỷ lệ thấp so với số học sinh, sinh viên hiện có. Nếu như nhiệm kỳ 2015-2020, số đảng viên được kết nạp bình quân hằng năm trên 1.600 đảng viên/năm (chỉ tiêu từ 1.400 -1.500 đảng viên/năm), thì 2 năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2020-2025, bình quân kết nạp được hơn 1.100 đảng viên/năm, chưa đạt chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như Nghị quyết 21-NQ/TW. [5]
- Hoạt động của các trường cao đẳng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do số lượng tuyển sinh hằng năm đạt thấp, dẫn đến nguồn quần chúng nhiều. Nguồn quần chúng để xem xét kết nạp vào Đảng trong các trường trung học phổ thông, cao đẳng mặc dù có số lượng đông nhưng số đủ điều kiện, tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ thấp. Một số học sinh ở các trường phổ thông mặc dù có thành tích học tập tốt nhưng phần lớn tại thời điểm xét kết nạp chưa đủ 18 tuổi theo quy định.
1. Một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức chính trị- xã hội trong các trường học, nhất là người đứng đầu về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài trong công tác xây dựng Đảng. Đồng thời tập trung tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên nhận thức sâu sắc về quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị để xác định động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn.
Thứ hai, cấp ủy Đảng cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể đối với công tác kết nạp đảng viên trong trường học. Tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng, tạo nguồn trong học sinh, sinh viên; tiến hành khảo sát, đánh giá, phân tích đúng thực trạng quần chúng là nguồn kết nạp đảng viên trong các trường học; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác tạo nguồn và công tác kết nạp đảng viên đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc, quy trình, hồ sơ, thủ tục quy định. Đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng lý luận chính trị phù hợp với từng đối tượng và linh động trong cách tổ chức để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia học tập.
Thứ ba, cần tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về phát triển đảng viên. Nghiên cứu ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển đảng viên trong các trường học. Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội xây dựng cơ chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ phát triển đảng viên. Gắn trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu các đoàn thể chính trị-xã hội đối với nhiệm vụ phát triển đảng viên, lấy kết quả đó làm một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức đảng, tập thể cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ, đảng viên hàng năm.
Thứ tư, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo sân chơi lành mạnh để thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên. Phát hiện, lựa chọn những nhân tố tích cực, có tinh thần trách nhiệm, có thành tích học tập tốt để giới thiệu cho tổ chức đảng xem xét, kết nạp.
Thứ năm, thực hiện nghiêm giữa kết nạp đảng viên với công tác quản lý, rà soat, sàng lọc đảng viên, kiên quyết, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Định kỳ sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng để đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng các cách làm hay, sáng tạo.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, H, 2021, tập I, tr.186-187.
[2]. [3], [4], [5]. Tỉnh ủy Quảng Trị: Báo cáo số 265, ngày 31 tháng 3 năm 2023 “về phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp ngoài nhà nước”, Trang 1, trang 4, trang 6, trang 8.
[5]. Tỉnh ủy Quảng Trị: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, trang 163.
Tác giả bài viết: Xuân Ngọc- Trường Chính trị Lê Duẩn
- Hiệu quả từ phong trào thi đua “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”
- HƯỞNG ỨNG THAM GIA THI TRỰC TRUYẾN TÌM HIỂU NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8, KHÓA XIII
- Nhận diện, phòng ngừa hoạt động lợi dụng phản biện xã hội gây mất ổn định chính trị, xã hội
- Đánh giá cán bộ thông qua sản phẩm và cam kết trách nhiệm
- Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023 – 2030
Đang truy cập: 16
Hôm nay: 377
Tổng lượt truy cập: 207,960