Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội liên quan đến việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Đường sắt tốc độ cao - Ảnh chỉ có tính minh họa
Trước đó, thông qua Ban Dân nguyện, cử tri TP. Hà
Nội đề nghị Bộ GTVT sớm lập hồ sơ phương án tuyến tỷ lệ 1/500 Dự án đường sắt
tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, triển khai cắm mốc giới hành lang an toàn giao
thông tuyến đường sắt tốc độ cao để công khai phạm vi bảo vệ công trình đường
sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt cho người dân khu vực hai bên
tuyến đường sắt đi qua yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Đối với vấn đề này, Bộ GTVT cho biết, theo Quy hoạch
tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch mạng
lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định tuyến đường
sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm với chiều
dài khoảng 1.545 km, lộ trình đầu tư trước năm 2030.
Hiện nay, Bộ GTVT đã hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi dự án, đã gửi Hội đồng Thẩm định nhà nước để thẩm định theo
quy định làm cơ sở để trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư tại Kỳ
họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Sau khi Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ
trương đầu tư, Bộ GTVT sẽ phối hợp với UBND TP. Hà Nội triển khai cắm mốc giới
phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông tuyến, ga theo quy
định, làm cơ sở quản lý quỹ đất, để người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh như
kiến nghị của cử tri.
Theo đề xuất của Bộ GTVT, Dự án đường sắt tốc độ cao
trên trục Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố trên hàng lang kinh tế Bắc - Nam
với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội; điểm cuối tại ga Thủ
Thiêm, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
Tuyến đi qua 20 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP. HCM.
Dự án có chiều dài chính tuyến khoảng 1.541 km,
đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa; hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/h,
tải trọng trục 22,5 tấn/trục; bố trí 23 ga khách (quy hoạch 3 ga khách tiềm
năng); 5 ga hàng hóa; 5 depot tàu khách, 4 depot tàu hàng; 40 trạm bảo dưỡng hạ
tầng.
Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt tốc độ cao trên
trục Bắc - Nam sẽ có năng lực đáp ứng khoảng 133,5 triệu hành khách/năm (đối
với tàu suốt Bắc - Nam); khoảng 106,8 triệu hành khách/năm (đối với tàu khách
khu đoạn); vận chuyển hàng hóa đáp ứng khoảng 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm (chưa
bao gồm năng lực 18,5 triệu tấn/năm của tuyến đường sắt hiện hữu).
Ước tính tổng nhu cầu chiếm dụng đất của Dự án
khoảng 10.827 ha, trong đó có 894 ha đất ở; 6.309 ha đất nông nghiệp; 30 ha đất
cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; 2.567 ha đất rừng; 1.027 ha đất khác (giao
thông, sông suối, đất chưa sử dụng...).
Tin,
ảnh: KC - dangcongsan.vn
- Xây dựng chính sách đặc thù phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh
- Hơn 1 nghìn doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa dịp Tết Giáp Thìn
- Quân ủy Trung ương tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh
- Từ 26/2/2024: Thi trực tuyến tìm hiểu nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
- Nâng cao vai trò, hiệu quả phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp của Hội Nông dân
Đang truy cập: 28
Hôm nay: 89
Tổng lượt truy cập: 272,846