Các nhà phân tích quân sự trong và ngoài nước đã khẳng định: Đại thắng mùa Xuân 1975 là đỉnh cao của nghệ thuật dụng binh, là thắng lợi rực rỡ của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng, sự thống nhất của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Gần nửa thế kỷ sau ngày đại thắng, cả dân tộc Việt Nam vững bước vào trận chiến mới: vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh vừa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đặc biệt sau 37 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”[1]
Từ một đất nước cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn mình trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; Nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; độc lập, chủ quyền được bảo đảm. Quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần; thu nhập bình quân đầu người/tháng (theo sức mua tương đương - PPP) đạt khoảng 11.040 USD, tăng 8,3 lần xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 143 thế giới (năm 2021); kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 29,5 lần, đưa Việt Nam trở thành một trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại; cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD (năm 2021); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 (tính theo chuẩn mới). Cùng với những kết quả về phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng lên; trang thiết bị, vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao được đầu tư nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Việt Nam đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đó rất đáng trân trọng tự hào, tạo đà, tạo thế trong hành trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Tuy nhiên, phía trước còn không ít thách thức, khó khăn, nhất là tình hình khu vực và thế giới đang biến động phức tạp, khó lường. Song, với bản lĩnh và trí tuệ của gần 100 triệu dân Việt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng luôn được Nhân dân kính trọng, tin yêu; đặc biệt cả lý luận và thực tiễn và lòng dân tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất đất nước và xã hội nước ta.
Lúc này, hơn lúc nào hết, mỗi một chúng ta hãy nuôi dưỡng và phát huy tinh thần 30/4, trí tuệ 30/4, sức mạnh 30/4 vào công cuộc đổi mới để phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", nhất định dân tộc ta sẽ lập nên những kỳ tích vĩ đại trong thời kỳ mới.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập I, tr.103-104.
Gần nửa thế kỷ sau ngày đại thắng, cả dân tộc Việt Nam vững bước vào trận chiến mới: vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh vừa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đặc biệt sau 37 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”[1]
Từ một đất nước cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn mình trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; Nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; độc lập, chủ quyền được bảo đảm. Quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần; thu nhập bình quân đầu người/tháng (theo sức mua tương đương - PPP) đạt khoảng 11.040 USD, tăng 8,3 lần xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 143 thế giới (năm 2021); kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 29,5 lần, đưa Việt Nam trở thành một trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại; cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD (năm 2021); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 (tính theo chuẩn mới). Cùng với những kết quả về phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng lên; trang thiết bị, vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao được đầu tư nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Việt Nam đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đó rất đáng trân trọng tự hào, tạo đà, tạo thế trong hành trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Tuy nhiên, phía trước còn không ít thách thức, khó khăn, nhất là tình hình khu vực và thế giới đang biến động phức tạp, khó lường. Song, với bản lĩnh và trí tuệ của gần 100 triệu dân Việt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng luôn được Nhân dân kính trọng, tin yêu; đặc biệt cả lý luận và thực tiễn và lòng dân tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất đất nước và xã hội nước ta.
Lúc này, hơn lúc nào hết, mỗi một chúng ta hãy nuôi dưỡng và phát huy tinh thần 30/4, trí tuệ 30/4, sức mạnh 30/4 vào công cuộc đổi mới để phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", nhất định dân tộc ta sẽ lập nên những kỳ tích vĩ đại trong thời kỳ mới.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập I, tr.103-104.
- Công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh thời gian qua
- Yêu cầu đối với việc xây dựng luận cứ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
- CHUYÊN ĐỀ NĂM 2023 VỀ "HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
- Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên - Vị tướng tài ba đã gắn liền với đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh huyền thoại và những chiến công hiển hách
- “Đề cương về văn hóa Việt Nam”năm 1943 – ngọn cờ tập hợp văn nghệ sĩ, trí thức tham gia cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 77
Tổng lượt truy cập: 273,196