Trên thực tế từ năm 2011 đến nay có rất nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi, đi cùng với đó là những khoản đầu tư hỗ trợ rất lớn giúp đồng bào DTTS phát triển KT - XH như: Giai đoạn 2003 - 2008: 250.000 tỉ đồng; giai đoạn 2011 - 2015: 690.000 tỉ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 998.000 tỉ đồng.
Hiện nay, Nghị quyết số 88/2019/NQ-QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KH - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được ban hành tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Phê duyệt chủ trương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KT - XH vùng DTTS và miền núi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.
Tổng kinh phí đầu tư phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS giai đoạn 1: 2021 - 2025 trên 137.664 tỉ đồng, gồm 10 dự án và tiểu dự án với các hoạt động hướng tới người dân sinh sống ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi ở nước ta.
Đề án mang tính đột phá, xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện công tác dân tộc trong thời gian tới đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Được quan tâm về mọi mặt, nhưng những khó khăn về địa lý, sự chênh lệch về trình độ dân trí và nhận thức pháp luật, tồn tại một số tập quán truyền thống lạc hậu, hạn chế về tiếp cận thông tin đã làm cho vùng DTTS vẫn đang là vùng khó khăn nhất của cả nước. Người nghèo chủ yếu là đồng bào DTTS ở miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa nên dễ bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo, lừa phỉnh, tuyên truyền chống phá.
Lợi dụng nhân quyền, dân chủ, dân tộc, tôn giáo làm bốn mũi tấn công gây chuyển hóa từ bên trong và tạo cớ từ bên ngoài để diễn biến hòa bình, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu to lớn của đất nước ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ của đất nước và hội nhập quốc tế với những thời cơ và thách thức đan xen, dân chủ, nhân quyền vẫn là chiêu bài mà các thế lực bên ngoài lợi dụng một cách triệt để, núp bóng dưới nhiều hình thức nhằm gây mất ổn định, can thiệp vào nội bộ chính trị, xã hội ở Việt Nam.
Việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển vùng DTTS và miền núi, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, phát huy vai trò của đồng bào DTTS, sự tự thân nỗ lực, khắc phục tâm lý tự ti, ý thức vươn lên có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hiện nay, các thế lực thù địch không từ âm mưu, thủ đoạn nào để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải đổi mới hình thức, đa dạng các nội dung đấu tranh hiệu quả, bảo vệ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhân quyền ở Việt Nam, trên cơ sở giữ vững quan điểm và nguyên tắc của Đảng và Nhà nước; mềm dẻo, linh hoạt, nhân văn trong phương pháp, công khai, minh bạch, dân chủ, góp phần tạo dư luận xã hội lành mạnh, đồng thuận.
Trong đó, sử dụng các kênh thông tin đại chúng và các mạng xã hội để tiếp cận đến đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là người dân vùng DTTS, vừa tuyên truyền, vừa bóc trần những xuyên tạc vô căn cứ của các thế lực thù địch. Thành tựu chăm lo toàn diện cho người dân, đặc biệt là người dân vùng DTTS của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam trở thành một quốc gia sớm hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.
Tổ chức Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đánh giá Việt Nam thuộc nhóm đầu trong ba nhóm quốc gia có tiến bộ nhanh nhất trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Đặc biệt, việc nước ta bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 4/7/2019 tại Geneva (Thụy Sĩ) là minh chứng sinh động nhất khẳng định mạnh mẽ nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền của người DTTS, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá về vấn đề này đối với nước ta.
Truyền thống yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc luôn là động lực to lớn, tiếp thêm sức mạnh để mỗi người dân Việt Nam mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cảm nhận và chuyển hóa thành hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, tiến lên giành những thắng lợi mới trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn tỉnh táo, nhận diện đúng, bình tĩnh xem xét, phân tích, để vạch trần bản chất và có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác, dẫn tới bị động, lúng túng trong cuộc chiến đầy cam go, quyết liệt này.
Quán triệt sâu sắc phương châm, gắn “xây dựng với bảo vệ”, “bảo vệ với xây dựng”; xây dựng là một nội dung của bảo vệ và là biện pháp chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cán bộ, đảng viên chính là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên tất cả các lĩnh vực, không ngừng tự nghiên cứu, học tập, trau dồi bản lĩnh chính trị, không để mình bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Luôn phát huy vai trò “hạt nhân” tại cơ sở để đưa những thông tin chính thống, tích cực, góp phần tạo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.
Phải luôn tỉnh táo nhận diện mũi tấn công nguy hiểm dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền của thế lực thù địch, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch trong việc chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện nay, Nghị quyết số 88/2019/NQ-QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KH - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được ban hành tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Phê duyệt chủ trương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KT - XH vùng DTTS và miền núi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.
Tổng kinh phí đầu tư phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS giai đoạn 1: 2021 - 2025 trên 137.664 tỉ đồng, gồm 10 dự án và tiểu dự án với các hoạt động hướng tới người dân sinh sống ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi ở nước ta.
Đề án mang tính đột phá, xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện công tác dân tộc trong thời gian tới đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Được quan tâm về mọi mặt, nhưng những khó khăn về địa lý, sự chênh lệch về trình độ dân trí và nhận thức pháp luật, tồn tại một số tập quán truyền thống lạc hậu, hạn chế về tiếp cận thông tin đã làm cho vùng DTTS vẫn đang là vùng khó khăn nhất của cả nước. Người nghèo chủ yếu là đồng bào DTTS ở miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa nên dễ bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo, lừa phỉnh, tuyên truyền chống phá.
Lợi dụng nhân quyền, dân chủ, dân tộc, tôn giáo làm bốn mũi tấn công gây chuyển hóa từ bên trong và tạo cớ từ bên ngoài để diễn biến hòa bình, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu to lớn của đất nước ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ của đất nước và hội nhập quốc tế với những thời cơ và thách thức đan xen, dân chủ, nhân quyền vẫn là chiêu bài mà các thế lực bên ngoài lợi dụng một cách triệt để, núp bóng dưới nhiều hình thức nhằm gây mất ổn định, can thiệp vào nội bộ chính trị, xã hội ở Việt Nam.
Việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển vùng DTTS và miền núi, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, phát huy vai trò của đồng bào DTTS, sự tự thân nỗ lực, khắc phục tâm lý tự ti, ý thức vươn lên có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hiện nay, các thế lực thù địch không từ âm mưu, thủ đoạn nào để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải đổi mới hình thức, đa dạng các nội dung đấu tranh hiệu quả, bảo vệ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhân quyền ở Việt Nam, trên cơ sở giữ vững quan điểm và nguyên tắc của Đảng và Nhà nước; mềm dẻo, linh hoạt, nhân văn trong phương pháp, công khai, minh bạch, dân chủ, góp phần tạo dư luận xã hội lành mạnh, đồng thuận.
Trong đó, sử dụng các kênh thông tin đại chúng và các mạng xã hội để tiếp cận đến đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là người dân vùng DTTS, vừa tuyên truyền, vừa bóc trần những xuyên tạc vô căn cứ của các thế lực thù địch. Thành tựu chăm lo toàn diện cho người dân, đặc biệt là người dân vùng DTTS của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam trở thành một quốc gia sớm hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.
Tổ chức Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đánh giá Việt Nam thuộc nhóm đầu trong ba nhóm quốc gia có tiến bộ nhanh nhất trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Đặc biệt, việc nước ta bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 4/7/2019 tại Geneva (Thụy Sĩ) là minh chứng sinh động nhất khẳng định mạnh mẽ nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền của người DTTS, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá về vấn đề này đối với nước ta.
Truyền thống yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc luôn là động lực to lớn, tiếp thêm sức mạnh để mỗi người dân Việt Nam mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cảm nhận và chuyển hóa thành hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, tiến lên giành những thắng lợi mới trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn tỉnh táo, nhận diện đúng, bình tĩnh xem xét, phân tích, để vạch trần bản chất và có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác, dẫn tới bị động, lúng túng trong cuộc chiến đầy cam go, quyết liệt này.
Quán triệt sâu sắc phương châm, gắn “xây dựng với bảo vệ”, “bảo vệ với xây dựng”; xây dựng là một nội dung của bảo vệ và là biện pháp chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cán bộ, đảng viên chính là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên tất cả các lĩnh vực, không ngừng tự nghiên cứu, học tập, trau dồi bản lĩnh chính trị, không để mình bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Luôn phát huy vai trò “hạt nhân” tại cơ sở để đưa những thông tin chính thống, tích cực, góp phần tạo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.
Phải luôn tỉnh táo nhận diện mũi tấn công nguy hiểm dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền của thế lực thù địch, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch trong việc chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên giáo, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương
- Cán bộ, đảng viên cần nâng cao trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên, nông dân
- THỰC HIỆNTRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN GẮN VỚI TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 05-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
- Câu lạc bộ lý luận trẻ góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Đang truy cập: 28
Hôm nay: 211
Tổng lượt truy cập: 209,200