Qua gần 5 năm triển thực hiện Nghị quyết 35- NQ/TW, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, thể ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tuy vậy, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị vẫn không ngừng cấu kết với những phần tử bất mãn ở trong nước tấn công trực diện vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Lợi dụng sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, chúng gia tăng tần suất, phát tán các tin, bài, clip… chứa đựng nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật, nói xấu chế độ XHCN và lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam. Phương thức, thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi, khó nhận diện, đôi khi tạo ra thật giả hỗn mang nhằm làm xói mòn lòng tin của Nhân dân đối với Đảng. Các thế lực thù địch, phản động thường sử dụng các phương thức, thủ đoạn sau:
- Đối với Chủ nghĩa Mác- Lênin: Chúng dùng những luận điệu xuyên tạc vào các nội dung: (1) Nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội; (2) Nội dung học thuyết giá trị thặng dư; (3) Nội dung sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân.
- Đối với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chúng xuyên tạc các nội dung: (1) Định hướng về con đường xây dựng CNXH ở nước ta; (2)Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam; (3) Về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng trong sạch, vững mạnh; (4)Về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN...
- Chúng sử dụng sức mạnh của không gian mạng để thực hiện âm mưu của mình, như sử dụng: Web, Facebook, Zalo, Twitter, các trang thông tin giả... thực hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, nhiều nội dung.
Tất cả là nhằm hướng đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chuyển hóa chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam.
Do vậy, cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động tư tưởng có ý nghĩa quan trọng, không những góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh, phản bác với các luận điệu xuyên tạc về nền tảng tư tưởng của Đảng mà còn bồi đắp, củng cố niềm tin của  Nhân dân đối với Đảng trên cơ sở khẳng định tính khoa học, tính cách mạng, giá trị trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
1. Những nội dung cần đẩy mạnh tuyên truyền
* Về chủ nghĩa Mác - Lênin:
Chủ nghĩa Mác - Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ănghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng Nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm ba bộ phận cấu thành là: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin thống nhất chặt chẽ với nhau.
Đối với triết học Mác - Lênin là khoa học khái quát những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; đem lại cho con người thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn, khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Triết học Mác - Lênin với ba nội dung cơ bản là: Chủ nghĩa duy vật biện chứng; phép biện chứng duy vật và Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Kinh tế chính trị Mác-Lênin là khoa học nghiên cứu quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất của xã hội. Nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; những quy luật kinh tế chủ yếu hình thành, phát triển và đưa chủ nghĩa tư bản tới chỗ diệt vong. Nghiên cứu những quy luật phát triển của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội không có áp bức, bất công, vì tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Kinh tế chính trị học Mác- Lênin gồm 2 nội dung chủ yếu: (1) Lý luận về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; (2) Dự báo về một số đặc điểm của nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội khoa học: Nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học là nghiên cứu: Sứ mệnh lịch sử của giai nhân cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa; Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng.
* Về tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Cần tập trung nghiên cứu, quán triệt nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh trong các nhóm vấn đề: (1)Về con đường của cách mạng Việt Nam; (2)Về xây dựng CNXH ở Việt Nam; (3)Về nhân dân, đại đoàn kết dân tộc; (4)Về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam; (5)Về phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; (6)Về xây dựng Đảng; (7)Về đạo đức.
- Về con đường của cách mạng Việt Nam: Bằng hoạt động thực tiễn và tư duy lý luận, Hồ Chí Minh đã khẳng định quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Người khẳng định vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết. Độc lập dân tộc mà chưa giành được thì vấn đề giai cấp cũng không giải quyết được. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc là sức mạnh của toàn dân tộc. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức, trong đó vai trò động lực cách mạng là của công nhân và nông dân, lực lượng nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, phản ánh tính triệt để cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người, hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên CNXH.
- Về xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Theo Hồ Chí Minh, CNXH là một chế độ do Nhân dân làm chủ1. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức; là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng, các dân tộc đều bình đẳng; CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ những vấn đề chung đó, Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục tiêu và động lực xây dựng CNXH ở Việt Nam; về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong đó, xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên CNXH; phải xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hợp lý và phải tiến hành công nghiệp hóa; chỉ ra các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và định hướng đi lên CNXH trong thời kỳ quá độ; chỉ ra việc phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; về xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân; về xây dựng bản chất cách mạng và ý thức chính trị cho quân đội; về xây dựng thế trận lòng dân, nền quốc phòng toàn dân. Những tư tưởng của Người được Đảng ta quán triệt và vận dụng cụ thể trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là trong các văn kiện đại hội Đảng, qua đó định hướng rõ về nội dung, mục tiêu, phương hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam.
     - Về nhân dân, đại đoàn kết dân tộc: Về nhân dân, theo Hồ Chí Minh, Nhân dân là phạm trù cao quý nhất, một phạm trù chính trị chủ đạo trong học thuyết cách mạng của Người: “Trong bầu trời không gì quý bằng dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của dân”2 . Người khẳng định, dân khí mạnh thì binh lính nào, súng ống nào cũng không địch nổi. Người từng nói với cán bộ: “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được”3. Là công bộc, là đầy tớ của dân, thì Đảng, Chính phủ và mỗi cán bộ phải chăm lo cho đời sống của nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Về đại đoàn kết dân tộc, theo Hồ Chí Minh đoàn kết là làm ra sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi, là then chốt của thành công. Người đã nhiều lần nói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài... Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”4. Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Để thực hành đoàn kết rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân, với đại đa số là công nhân, nông dân. Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người, trân trọng phần “thiện” dù nhỏ nhất ở mỗi con người để lôi kéo, tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Hồ Chí Minh đúc kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Đại đoàn kết dân tộc là bài học xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết để xây dựng thành công một nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại đoàn kết đòi hỏi phải: Xây dựng một Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, một Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân, một hệ thống chính trị có hiệu lực, hiệu quả; tập hợp rộng rãi nhất mọi nguồn lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chủ động xác định rõ các bước hội nhập quốc tế. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại sẽ tạo nên sức mạnh vô địch cho cách mạng Việt Nam.
- Về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam: Theo Hồ Chí Minh, nền văn hóa dân tộc phải xây dựng trên các nội dung sau: (1) Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường; (2)Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; (3) Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; (4)Xây dựng chính trị: dân quyền; (5) Xây dựng kinh tế. Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. Tư tưởng văn hóa của Người đã được thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa của nước ta cũng như của thế giới qua gần một thế kỷ kiểm nghiệm, xác nhận là những tư tưởng mang tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng tạo, tính thực tiễn sâu sắc, tiêu biểu cho cả nền văn hóa tương lai. Về con người, Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”5. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới XHCN gồm hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị truyền thống, tốt đẹp của con người truyền thống Việt Nam. Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng XHCN; có đạo đức XHCN; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên...); có tác phong XHCN; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện chiến lược trồng người có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ; phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống XHCN lên hàng đầu.
     - Về phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân: Về phát huy dân chủ, theo Hồ Chí Minh, dân chủ có nghĩa dân là chủ. Người nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nhà nước do nhân dân làm chủ”, “chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên không bao giờ được quên “dân là chủ”, mọi quyền hành đều ở nơi dân, nhân dân thật sự là ông chủ tối cao của chế độ mới. Trong quan hệ giữa dân và Đảng, Hồ Chí Minh quan niệm, dân là chủ thì Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là đầy tớ và làm đầy tớ cho dân. Hồ Chí Minh coi dân chủ thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Dân chủ không dừng lại với tư cách như là một thiết chế xã hội của một quốc gia, mà còn có ý nghĩa biểu thị mối quan hệ quốc tế, hòa bình giữa các dân tộc. Đó là dân chủ, bình đẳng trong mọi tổ chức quốc tế, là nguyên tắc ứng xử trong các quan hệ quốc tế. Về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, theo Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhà nước do Nhân dân là nhà nước do nhân dân tạo ra và Nhân dân tham gia quản lý. Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của Nhân dân làm mục tiêu. Tất cả vì lợi ích của Nhân dân, không có bất cứ một lợi ích nào khác. Người yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức phải: Tuyệt đối trung thành với cách mạng; hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; phải có liên hệ mật thiết với nhân dân; phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm; phải thường xuyên tự phê bình và phê bình.
     - Về xây dựng Đảng: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Đây không chỉ là đặc thù của Việt Nam mà còn là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quá trình chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền, nhưng là quyền do nhân dân ủy nhiệm, nhân dân mới thực sự là chủ. Hồ Chí Minh khẳng định: Xây dựng Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng; phải thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo Hồ Chí Minh, phải dựa vào lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, lý luận. Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức. Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ. Chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng. Người luôn quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài, trong đó đức là gốc. Theo Hồ Chí Minh, Đảng là đạo đức, là văn minh, nhờ đó Đảng mới trong sạch, vững mạnh. Người nhấn mạnh: Đảng là một tổ chức cách mạng chứ không phải tổ chức để “làm quan phát tài”. Người yêu cầu các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải chấp hành và thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Đó là các nguyên tắc: Tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm minh, tự giác; đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đoàn kết thống nhất phải dựa trên cơ sở lý luận của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin; Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; đường lối, quan điểm của Đảng; nghị quyết của tổ chức đảng các cấp.
     - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ “sức có mạnh mới gánh được vật nặng và đi được xa”, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, nếu không có đạo đức làm nền tảng, làm cái căn bản thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân. Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng vẻ vang. Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hội, con người. Đạo đức giúp cho con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh làm người trong mọi hoàn cảnh. Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi lẽ, có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống. Theo Hồ Chí Minh, những phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng đó là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Hồ Chí Minh nêu 3 nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội và chính Người đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình làm tấm gương để giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, Nhân dân cùng thực hiện. Đó là: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương: Suốt đời vì dân, vì nước; ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích; hết lòng yêu thương, quý trọng, phục vụ nhân dân; nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, luôn hết mực vì con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và hết sức khiêm tốn.
2. Về phương thức: Cần đa dạng hóa về phương thức tuyên truyền, phù hợp với từng đối tượng. Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống tuyên truyền chính thống như đài phát thanh - truyền hình, hệ thống phát thanh cơ sở, báo đảng, báo đoàn thể, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các mạng xã hội… để tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, lâu dài; cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
* Đối với cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nền tảng tư tưởng của Đảng trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, qua đó nâng lên nhận thức sâu sắc về những giá trị cốt lõi, bền vững của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khẳng định vững chắc quan điểm có tính nguyên tắc, mang ý nghĩa sống còn của Đảng ta, đó là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mỗi tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấy rõ trách nhiệm, gương mẫu học tập, nghiên cứu và tích cực tham gia tuyên truyền, giáo dục, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trước hết là tiêu biểu, gương mẫu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
     - Tập trung tuyên truyền, giáo dục những nội dung cơ bản, cốt lõi nền tảng tư tưởng của Đảng đến đoàn viên, hội viên và nhân dân, qua đó củng cố niềm tin vững chắc vào chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng, con đường đi lên CNXH ở nước ta là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế thời đại. Tuyên truyền để đoàn viên, hội viên và Nhân dân nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động tấn công vào nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; giúp đoàn viên, hội viên và Nhân dân nâng cao sức đề kháng, không bị lôi kéo, hoài nghi, hoang mang trước các thông tin xấu, độc, xuyên tạc.
     - Tiếp tục tập trung thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo tốt an sinh xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh của địa phương, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đó là minh chứng sinh động nhất nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đập tan các luận điệu sai trái, thù địch, chống phá nước ta. Định kỳ gặp gỡ, đối thoại để giải quyết tốt các phản ánh, kiến nghị của Nhân dân; giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện ngay từ cơ sở, không để hình thành “điểm nóng”, không để kẻ địch lợi dụng chống phá.
- Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Tiến hành mạnh mẽ, sâu rộng, liên tục trên mọi phương tiện thông tin đại chúng các hoạt động đấu tranh, phản bác, phê phán những luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về truyền thông, báo chí, nhất là quản lý thông tin trên Internet và mạng xã hội; tăng cường các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để phát hiện sớm, ngăn chặn tận gốc nguồn phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch; ngăn chặn các trang mạng độc hại; cảnh báo, răn đe và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các cơ quan thông tấn, báo chí, các trang và cổng thông tin điện tử mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của việc nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từng cơ quan thông tấn, báo chí phải là công cụ sắc bén trong xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
* Đối với cán bộ, đảng viên: Mỗi cán bộ, đảng viên cần nắm, hiểu rõ nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng, củng cố niềm tin vào con đường của cách mạng Việt Nam.
     - Biết vận dụng có hiệu quả chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào công việc hàng ngày của mình. Nhận diện đúng những âm mưu, thủ đoạn, phương thức, hình thức chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những thông tin xấu, độc.  Nghiêm chỉnh chấp hành những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm; kỷ luật phát ngôn, không chạy theo “tâm lý đám đông”. Không truy cập vào các trang xấu độc, chống phá trên không gian mạng; thường xuyên chia sẻ những thông tin tích cực, lành mạnh nhằm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, nhân rộng gương người tốt việc tốt.
* Đối với Nhân dân: Thường xuyên xem thời sự, báo chí chính thống, quan tâm đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương.
     - Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướ.; Sống có văn hóa; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Không truy cập, chia sẻ thông tin xấu, độc; kiên quyết không tin, không nghe theo các thông tin không có nguồn gốc rõ ràng, chưa được kiểm chứng. Biết khai thác, sử dụng internet, mạng xã hội một cách hiệu quả, thiết thực và lành mạnh. Tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân tại cơ sở, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”.
Có thể nói, những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là trong gần 37 năm đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng chính là nhờ sự kiên định, nắm vững và vận dụng sáng tạo, đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển bức thiết của cách mạng Việt Nam và phù hợp với quy luật phát triển của thời đại. Đây chính là minh chứng sinh động, đầy sức thuyết phục về giá trị bền vững và sức sống vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà Các Mác là một trong những lãnh tụ đầu tiên sáng lập. Hiện nay, mặc dù có nhiều điểm khác nhau về con đường và xu thế phát triển của từng dân tộc, song con đường mà Các Mác đã vạch ra cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người mãi mãi là chân lý của loài người tiến bộ.
Nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, các cấp ủy, tổ chức Đảng là kiên quyết, kiên trì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đẩy mạnh tuyên truyền, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới./. 
                                                              
                                                                                       
------------------------------------------------------------------------------------------------
 1. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.289.
2. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Sđd, tr.562.
3. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.97.
4. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, Sđd, tr.92.
5. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, Sđd, tr.611.

    71/NQ-HDND

    Nghị quyết về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Giải phóng mặt bằng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị (giai đoạn 1) (09/10/2024)

    08-CT/TU

    Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh. (08/01/2024)

    35-CT/TU

    Chỉ thị của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. (10/12/2023)

    34-CT/TU

    Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024 (07/12/2023)

    497-KL/TU

    Về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (28/11/2023)

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 62

Tổng lượt truy cập: 208,640

Đăng nhập