Lợi dụng vào đó, các thế lực thù địch, phản động cũng có những chiêu thức, thủ đoạn mới tuyên truyền những thông tin xấu, độc hại chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới của đất nước ta. Mục đích có tính chiến lược của các thế lực là chống phá Đảng ta mà trước hết là tấn công vào nền tảng tư tưởng, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta xa rời, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện mục đích đó, chúng dùng đủ mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt theo phương thức “mưa dầm, thấm lâu” thích ứng với mọi tình hình, mọi đối tượng, mọi thời điểm khác nhau để chống phá. Thông qua các phương tiện thông tin để truyền bá tư tưởng phản động, nói xấu chế độ, gây rối xã hội. Đặc biệt họ còn đưa ra ý kiến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước, với dân tộc. Theo đó họ đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Thực chất đây là âm mưu "diễn biến hòa bình" và luận điệu này không có gì mới mà vẫn với chiêu thức mượn danh "dân chủ", “đổi mới chính trị, cải cách hành chính” để gây rối như chúng đã thực hiện trong các cuộc “Cách mạng màu” ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô trước đây. Chúng ta không khó để nhận ra âm mưu của hành động này là nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cổ vũ cho ý đồ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Cần nghiêm túc khẳng định rằng các thế lực chống phá này là những người “ấu trĩ” không hiểu hoặc cố tình không hiểu tính logic lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nên mới đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cần khẳng định ngay rằng, Đảng cộng sản Việt Nam trở thành lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam hoàn toàn không phải bằng con đường tranh cử mà bằng chính năng lực hoạt động thực tiễn, bản lĩnh và trách nhiệm trước vận mệnh của dân tộc và được Nhân dân giao phó. Thực tiễn lịch sử dân tộc Việt Nam hơn 90 năm qua luôn gắn với năng lực lãnh đạo và bản lĩnh chính trị của Đảng. Đó là một sự lựa chọn đúng đắn, nghiêm túc của lịch sử dân tộc Việt Nam mà Nhân dân ta đã ghi nhận vai trò, sứ mệnh đó một cách rõ ràng, khách quan và công bằng.
Ngày 01/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình Nhà Nguyễn ươn hèn đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và cuối cùng, ngày 06 tháng 6 năm 1884 đã ký hòa ước Giáp Thân (Hòa ước Pa-tơ-nốt) xóa bỏ hoàn toàn những biểu hiện quyền lực còn lại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập, chịu sự “Bảo hộ” của thực dân Pháp. Đến đây, chế độ phong kiến Việt Nam với ý nghĩa là một vương triều độc lập đã sụp đổ, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Chủ nghĩa yêu nước đã thôi thúc phong trào Cần Vương và các phong trào cứu nước theo tư tưởng tư sản nhưng đều lần lượt thất bại do chưa xác định đúng đối tượng, lực lượng cách mạng và phương thức đấu tranh để tìm ra con đường và cách thức giải quyết nhiệm vụ của lịch sử dân tộc đang đặt ra: độc lập và dân chủ. Dân tộc Việt Nam chìm trong đêm trường nô lệ dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến. Thiếu ngọn đuốc soi đường nên những phong trào yêu nước như con thuyền không lái, khát vọng cháy bỏng độc lập cho dân tộc nhưng không có được một đảng tiền phong với một hệ tư tưởng tiên tiến dẫn đường nên đều thất bại, bị đàn áp dã man, bị dìm trong bể máu, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối cứu nước.
Khi người con ưu tú của dân tộc Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, cách mạng Việt Nam đã tìm được kim chỉ nam dẫn đường. Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa đến việc thành lập Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền. Điều đó là minh chứng lịch sử để khẳng định rằng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - một đảng Mácxít chân chính mới đủ bản lĩnh chính trị tiếp thu, phát triển những tư tưởng lớn của thời đại - tư tưởng độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, lãnh đạo nhân dân đập tan xiềng xích áp bức, giành độc lập dân tộc.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Các đảng phái chính trị tuy không đủ năng lực để đảm đương sứ mệnh tìm ra con đường giành độc lập cho dân tộc nhưng lại muốn tranh giành quyền lực. Trước tình thế thực dân Pháp với âm mưu “muốn cướp nước ta một lần nửa”, trước vận nước "ngàn cân treo sợi tóc", Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trên tinh thần đoàn kết đã chủ trương mở rộng thêm 70 ghế trong Quốc hội cho các đảng phái Việt Quốc, Việt Cách không qua bầu cử nhằm tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận chống ngoại xâm. Nhưng trước cuộc chiến đấu vô cùng khó khăn gian khổ, các đảng phái đó đã không đủ bản lĩnh để cùng nhân dân chống ngoại xâm mà họ hoặc là chạy theo Tây, hoặc là “cuốn gói” theo Tưởng. Chỉ có Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy sức mạnh của toàn dân tộc, phá thế bao vây của các thế lực thù trong, giặc ngoài; thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; đẩy mạnh kháng chiến toàn diện trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…Đảng ta đã động viên sức mạnh toàn dân tộc bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp để tổ chức cả nước thành một mặt trận toàn quốc kháng chiến. Đường lối kháng chiến đúng đắn đó của Đảng thể hiện sự sáng tạo, độc lập, tự chủ và là ngọn cờ dẫn dắt, động viên, tổ chức nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi. Từ chiến thắng Điện Biên Phủ, đến thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ và đỉnh cao là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh dấu sự hoàn thành một cách vẻ vang cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam – Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước lại bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận; chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc xảy ra... Những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp cũng bộc lộ ngày càng gay gắt; mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Đất nước đứng trước những khó khăn, thách thức mới và dần lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước thực tế đó, việc đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng để phát triển là vấn đề sống còn của cách mạng Việt Nam. Muốn vậy, trước hết phải thay đổi cơ bản cách nghĩ, cách làm, đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề mới của thực tiễn đặt ra. Sự lựa chọn duy nhất đúng là tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội với những cách thức mới, những quan niệm mới mà thực chất là đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta để đưa đất nước tiến lên. Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 8-1979) với chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất "bung ra" là bước đột phá đầu tiên của quá trình đó nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển. Đây được xem là khâu “đột phá” trong đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội VI (tháng 12/1986) đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với quan điểm“Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”[1], đã đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong khi nhiều nước xã hội chủ nghĩa có lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội dài hơn lần lượt sụp đổ, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn đứng vững là nhờ đổi mới đúng đắn. Chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; kinh tế tăng trưởng; nhiều vấn đề xã hội bức xúc từng bước được giải quyết; các chương trình an sinh xã hội ngày càng được quan tâm và đầu tư; an ninh - quốc phòng được tăng cường và giữ vững; hội nhập quốc tế có hiệu quả; quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng... Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Điều đó chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ tài tình trong lãnh đạo dân tộc chống ngoại xâm mà còn thực sự xứng đáng là người lãnh đạo xây dựng đất nước trong thời bình, ngay cả khi bối cảnh quốc tế có những biến động khôn lường. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại”[2] . Cố nhiên, cội nguồn sâu xa của mọi thành tựu mà đất nước ta đạt được là nhờ nhân dân tin ở Đảng và bằng lao động sáng tạo của mình, nhân dân biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực sinh động trong cuộc sống.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trưởng thành trong cuộc đấu tranh của nhân dân, có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Qua thực tiễn hoạt động đã chứng minh một cách khách quan là nhân dân nhìn thấy ở Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là người có đủ phẩm chất, năng lực để nhân dân giao phó sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nhân dân thấy được sự thống nhất hữu cơ giữa lợi ích của mình và lợi ích của Đảng vì Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Thực tế, lịch sử dân tộc ta, nhân dân đã xác lập và trao cho Đảng quyền duy nhất lãnh đạo, duy nhất cầm quyền ở nước ta. Như vậy, xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự lựa chọn khách quan, tất yếu và là sự lựa chọn đúng đắn, nghiêm túc của lịch sử dân tộc mà không phải do ai đó áp đặt cho xã hội. Dù là đạo luật gốc thì Hiến pháp cũng không thể xác lập vai trò đó của Đảng một cách khiên cưỡng, duy ý chí, mà Hiến pháp chỉ là sự ghi nhận một thực tiễn chính trị - xã hội đã được xác lập trong thực tế lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì là sự phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nên không một thế lực nào buộc chúng ta phải loại bỏ Điều 4 khỏi Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.
Thực hiện mục đích đó, chúng dùng đủ mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt theo phương thức “mưa dầm, thấm lâu” thích ứng với mọi tình hình, mọi đối tượng, mọi thời điểm khác nhau để chống phá. Thông qua các phương tiện thông tin để truyền bá tư tưởng phản động, nói xấu chế độ, gây rối xã hội. Đặc biệt họ còn đưa ra ý kiến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước, với dân tộc. Theo đó họ đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Thực chất đây là âm mưu "diễn biến hòa bình" và luận điệu này không có gì mới mà vẫn với chiêu thức mượn danh "dân chủ", “đổi mới chính trị, cải cách hành chính” để gây rối như chúng đã thực hiện trong các cuộc “Cách mạng màu” ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô trước đây. Chúng ta không khó để nhận ra âm mưu của hành động này là nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cổ vũ cho ý đồ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Cần nghiêm túc khẳng định rằng các thế lực chống phá này là những người “ấu trĩ” không hiểu hoặc cố tình không hiểu tính logic lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nên mới đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cần khẳng định ngay rằng, Đảng cộng sản Việt Nam trở thành lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam hoàn toàn không phải bằng con đường tranh cử mà bằng chính năng lực hoạt động thực tiễn, bản lĩnh và trách nhiệm trước vận mệnh của dân tộc và được Nhân dân giao phó. Thực tiễn lịch sử dân tộc Việt Nam hơn 90 năm qua luôn gắn với năng lực lãnh đạo và bản lĩnh chính trị của Đảng. Đó là một sự lựa chọn đúng đắn, nghiêm túc của lịch sử dân tộc Việt Nam mà Nhân dân ta đã ghi nhận vai trò, sứ mệnh đó một cách rõ ràng, khách quan và công bằng.
Ngày 01/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình Nhà Nguyễn ươn hèn đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và cuối cùng, ngày 06 tháng 6 năm 1884 đã ký hòa ước Giáp Thân (Hòa ước Pa-tơ-nốt) xóa bỏ hoàn toàn những biểu hiện quyền lực còn lại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập, chịu sự “Bảo hộ” của thực dân Pháp. Đến đây, chế độ phong kiến Việt Nam với ý nghĩa là một vương triều độc lập đã sụp đổ, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Chủ nghĩa yêu nước đã thôi thúc phong trào Cần Vương và các phong trào cứu nước theo tư tưởng tư sản nhưng đều lần lượt thất bại do chưa xác định đúng đối tượng, lực lượng cách mạng và phương thức đấu tranh để tìm ra con đường và cách thức giải quyết nhiệm vụ của lịch sử dân tộc đang đặt ra: độc lập và dân chủ. Dân tộc Việt Nam chìm trong đêm trường nô lệ dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến. Thiếu ngọn đuốc soi đường nên những phong trào yêu nước như con thuyền không lái, khát vọng cháy bỏng độc lập cho dân tộc nhưng không có được một đảng tiền phong với một hệ tư tưởng tiên tiến dẫn đường nên đều thất bại, bị đàn áp dã man, bị dìm trong bể máu, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối cứu nước.
Khi người con ưu tú của dân tộc Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, cách mạng Việt Nam đã tìm được kim chỉ nam dẫn đường. Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa đến việc thành lập Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền. Điều đó là minh chứng lịch sử để khẳng định rằng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - một đảng Mácxít chân chính mới đủ bản lĩnh chính trị tiếp thu, phát triển những tư tưởng lớn của thời đại - tư tưởng độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, lãnh đạo nhân dân đập tan xiềng xích áp bức, giành độc lập dân tộc.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Các đảng phái chính trị tuy không đủ năng lực để đảm đương sứ mệnh tìm ra con đường giành độc lập cho dân tộc nhưng lại muốn tranh giành quyền lực. Trước tình thế thực dân Pháp với âm mưu “muốn cướp nước ta một lần nửa”, trước vận nước "ngàn cân treo sợi tóc", Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trên tinh thần đoàn kết đã chủ trương mở rộng thêm 70 ghế trong Quốc hội cho các đảng phái Việt Quốc, Việt Cách không qua bầu cử nhằm tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận chống ngoại xâm. Nhưng trước cuộc chiến đấu vô cùng khó khăn gian khổ, các đảng phái đó đã không đủ bản lĩnh để cùng nhân dân chống ngoại xâm mà họ hoặc là chạy theo Tây, hoặc là “cuốn gói” theo Tưởng. Chỉ có Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy sức mạnh của toàn dân tộc, phá thế bao vây của các thế lực thù trong, giặc ngoài; thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; đẩy mạnh kháng chiến toàn diện trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…Đảng ta đã động viên sức mạnh toàn dân tộc bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp để tổ chức cả nước thành một mặt trận toàn quốc kháng chiến. Đường lối kháng chiến đúng đắn đó của Đảng thể hiện sự sáng tạo, độc lập, tự chủ và là ngọn cờ dẫn dắt, động viên, tổ chức nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi. Từ chiến thắng Điện Biên Phủ, đến thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ và đỉnh cao là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh dấu sự hoàn thành một cách vẻ vang cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam – Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước lại bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận; chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc xảy ra... Những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp cũng bộc lộ ngày càng gay gắt; mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Đất nước đứng trước những khó khăn, thách thức mới và dần lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước thực tế đó, việc đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng để phát triển là vấn đề sống còn của cách mạng Việt Nam. Muốn vậy, trước hết phải thay đổi cơ bản cách nghĩ, cách làm, đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề mới của thực tiễn đặt ra. Sự lựa chọn duy nhất đúng là tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội với những cách thức mới, những quan niệm mới mà thực chất là đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta để đưa đất nước tiến lên. Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 8-1979) với chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất "bung ra" là bước đột phá đầu tiên của quá trình đó nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển. Đây được xem là khâu “đột phá” trong đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội VI (tháng 12/1986) đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với quan điểm“Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”[1], đã đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong khi nhiều nước xã hội chủ nghĩa có lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội dài hơn lần lượt sụp đổ, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn đứng vững là nhờ đổi mới đúng đắn. Chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; kinh tế tăng trưởng; nhiều vấn đề xã hội bức xúc từng bước được giải quyết; các chương trình an sinh xã hội ngày càng được quan tâm và đầu tư; an ninh - quốc phòng được tăng cường và giữ vững; hội nhập quốc tế có hiệu quả; quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng... Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Điều đó chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ tài tình trong lãnh đạo dân tộc chống ngoại xâm mà còn thực sự xứng đáng là người lãnh đạo xây dựng đất nước trong thời bình, ngay cả khi bối cảnh quốc tế có những biến động khôn lường. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại”[2] . Cố nhiên, cội nguồn sâu xa của mọi thành tựu mà đất nước ta đạt được là nhờ nhân dân tin ở Đảng và bằng lao động sáng tạo của mình, nhân dân biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực sinh động trong cuộc sống.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trưởng thành trong cuộc đấu tranh của nhân dân, có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Qua thực tiễn hoạt động đã chứng minh một cách khách quan là nhân dân nhìn thấy ở Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là người có đủ phẩm chất, năng lực để nhân dân giao phó sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nhân dân thấy được sự thống nhất hữu cơ giữa lợi ích của mình và lợi ích của Đảng vì Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Thực tế, lịch sử dân tộc ta, nhân dân đã xác lập và trao cho Đảng quyền duy nhất lãnh đạo, duy nhất cầm quyền ở nước ta. Như vậy, xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự lựa chọn khách quan, tất yếu và là sự lựa chọn đúng đắn, nghiêm túc của lịch sử dân tộc mà không phải do ai đó áp đặt cho xã hội. Dù là đạo luật gốc thì Hiến pháp cũng không thể xác lập vai trò đó của Đảng một cách khiên cưỡng, duy ý chí, mà Hiến pháp chỉ là sự ghi nhận một thực tiễn chính trị - xã hội đã được xác lập trong thực tế lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì là sự phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nên không một thế lực nào buộc chúng ta phải loại bỏ Điều 4 khỏi Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 2.
- Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- HỘI THI BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI NĂM 2021 CẤP ĐẢNG ỦY KHỐI.
- Đổi mới mạnh mẽ hình thức, nội dung sinh hoạt chi bộ
- QUẢNG TRỊ: GIẢI BÚA LIỀM VÀNG NĂM 2021 "VƯỢT KHÓ" ĐỂ LAN TỎA
- Đảng viên không được: “Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” - điểm mới quan trọng trong Quy định những điều đảng viên không được làm
Đang truy cập: 25
Hôm nay: 38
Tổng lượt truy cập: 215,897