Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Ảnh minh họa
Sau Hội nghị Trung
ương 4, BCH Trung ương Đảng khoá XIII đã ban hành Kết luận số 21-KL/TW về đẩy
mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy
lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối
sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” cùng với việc triển khai thực
hiện Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm đã và đang tạo
được những chuyển biến tích cực trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, tạo niềm
tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng thực hiện công cuộc đổi mới đồng
bộ, toàn diện xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Quá trình nhận thức,
nhận diện những biểu hiện suy thoái, tự phê bình và phê bình đã góp phần đấu
tranh với những suy nghĩ và hành vi sai trái, biểu hiện suy thoái nhằm cảnh
tỉnh, răn đe, cảnh báo, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
trong nội bộ, nhất là từng bước đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Nhiều vụ án tham
nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điều tra,
truy tố, xét xử nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, dù người đó
là ai, được nhân dân đồng tình ủng hộ mạnh mẽ.
Công tác đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá” đã đạt được một số kết quả bước đầu; tích cực đấu tranh phòng,
chống “diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, phản động, của những người
cơ hội chính trị. Có thể khẳng định rằng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn từng bước đẩy lùi suy thoái đã đặt được nhiều kết quả tích cực; năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức
lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ
vững, niềm tin của Nhân dân với Đảng được củng cố; đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược đã có bước trưởng thành và tiến bộ về
nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, có ý chí, bản lĩnh, có ý thức phục vụ Nhân dân,
được nhân dân tin tưởng, đồng tình, ủng hộ. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang
ra sức phấn đấu thực hiện khát vọng phát triển, đổi mới sáng tạo, xây dựng một
nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu
điểm, nhận thức và thực tiễn trong công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá” trong nội bộ, vẫn còn những hạn chế, bất cập, đang đặt ra nhiều
vấn đề cần được nghiên cứu một cách khoa học và có phương pháp giải quyết phù
hợp với thực tiễn, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
1. Nhận thức lý luận
về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ
Thứ nhất, việc ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, thời gian tới có phạm vi rộng hơn,
toàn diện hơn, không chỉ trong nội bộ Đảng mà còn mở rộng ra cả hệ thống chính
trị. Phạm vi, đối tượng thực hiện không chỉ đối với cán bộ, đảng viên trong
Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc mà cả những đoàn viên, hội viên trong các tổ
chức chính trị - xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại, hội nhập quốc tế của đất nước trong tình hình mới
Thứ hai, ngăn chặn, đẩy lùi
sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ không chỉ về chính trị, tư tưởng, đạo đức
mà còn cả lĩnh vực tổ chức và cán bộ. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ; coi
trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc; vừa đào tạo, bồi dưỡng trong trường
lớp vừa rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, nhất là ở những địa bàn, lĩnh vực
khó khăn, gian khổ; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa số lượng, chất lượng và cơ
cấu, giữa tính phổ biến và tính đặc thù phù hợp với từng chức danh, nhiệm vụ
của cán bộ được giao. Chú trọng việc tự tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong cuộc sống và công tác.
Thứ ba, thực hiện nghiêm
nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng. Coi trọng
việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng
đầu, chức vụ càng cao, càng phải nêu gương. Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các
chuẩn mực đạo đức cách mạng cho phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn
hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức cách mạng suốt đời và nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên
cộng sản.
Thứ tư, mỗi cán bộ đảng
viên, đoàn viên, hội viên cần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhận thức đầy
đủ, sâu sắc bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - dân chủ thực chất, dân chủ
được thể hiện trong thực tế để xây dựng môi trường dân chủ trong Đảng và trong
xã hội, thực hành và phát huy dân chủ đi đôi với giữ gìn kỷ luật, kỷ cương xã
hội.
Thứ năm, tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch; chủ động phòng, chống "diễn biến hòa bình", những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, những thông tin xấu,
độc, xuyên tạc trên Internet, mạng xã hội. Phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nên
hiệu quả thiết thực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Một số vấn đề đặt
ra trong thực tiễn đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong
nội bộ
Một là, việc nhận thức nhận
diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, nhất là 9 biểu hiện sự suy thoái về đạo
đức, lối sống của cá nhân đảng viên vẫn còn lúng túng, chưa thật rõ, chưa sát
thực tiễn, còn rập khuôn, thiếu tính khả thi, nhất là trong việc xác định, lựa
chọn các vấn đề trọng tâm, nổi cộm để giải quyết trong từng trường hợp, đối
tượng cụ thể. Công tác giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức công vụ chưa được chú
trọng trong các cơ sở, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
trong hệ thống chính trị.
Hai
là,
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa thường xuyên,
thiếu kiên quyết, quyết liệt; việc giám sát, kiểm tra, nhận diện, phát hiện,
đấu tranh, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ còn hạn chế, nhất là việc
đánh giá kết quả, xác định trách nhiệm cá nhân thực hiện cam kết, kế hoạch hành
động của từng cá nhân đảng viên trong khắc phục khuyết điểm của hậu kiểm điểm
còn thiếu cụ thể, kéo dài, chung chung, thiếu tính thuyết phục; vẫn còn tình
trạng coi vấn đề diễn biến tư tưởng xẩy ra ở đâu đó, chứ không phải trong cơ quan,
đơn vị mình, địa phương mình, đồng chí mình vẫn còn nhiều chưa có biện pháp
khắc phục.
Ba là, chất lượng sinh
hoạt chi bộ còn rất hạn chế, nội dung sinh hoạt đảng nhiều nơi còn hình thức,
chất lượng thấp; việc đưa nội dung học tập, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4, Chỉ thị 05, Quy định nêu gương, Quy định về tu dưỡng rèn
luyện đạo đức, lối sống vào sinh hoạt chi bộ hàng tháng có nhiều nơi vẫn còn
hình thức, hiệu quả thấp. Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận
thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn
“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; việc đấu tranh, phê phán, phản bác những quan
điểm sai trái, thù địch, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhất là trên môi
trường mạng internet, mạng xã hội còn nhiều khó khăn, bất cập, thiếu đồng bộ
trong phối hợp lực lượng, thiếu công cụ sắc bén, kỹ thuật công nghệ hiện đại,
thông minh để ngăn chặn, xoá bỏ các thông tin xấu độc làm ảnh hưởng đến niềm
tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Bốn là, một số cán bộ, đảng
viên nhận thức và thực hành công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình với bản
thân mình, đồng chí mình, đồng nghiệp thiếu sâu sắc, còn biểu hiện né tránh, nể
nang, dĩ hoà vi quý, ngại va chạm, nhất là việc nêu gương của cán bộ chủ chốt,
người đứng đầu ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, thiếu tự
giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm trong công việc của mình được giao, còn
hiện tượng vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống phải kỷ luật; hiện tượng đảng
viên bỏ sinh hoạt, xin ra khỏi đảng có dấu hiệu gia tăng (như đảng viên sau khi
xuất ngũ về địa phương, đảng viên về hưu, đảng viên đi làm ăn xa gia đình, xa
nơi cư trú…).
Năm là, vấn đề sắp xếp tổ chức
bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị ở một số bộ, ngành, địa phương thiếu đồng
bộ, bất cập, hiện tượng nhập vào rồi lại tách ra đang diễn ra, gây tâm lý xấu,
bất bình trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Việc bố trí một số cán bộ chủ
chốt ở một số ban, bộ, ngành, địa phương còn lúng túng, khó khăn; vẫn còn tình
trạng bổ nhiệm sai, có trường hợp vừa mới được bầu vào cấp uỷ các cấp, đại biểu
hội đồng nhân dân các cấp của nhiệm kỳ mới…, đã bị xử lý kỷ luật đều liên quan
đến những biểu hiện của sự suy thoái, tham nhũng, tiêu cực. Việc phân định thẩm
quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu với tập thể cấp uỷ,
lãnh đạo cơ quan đơn vị chưa rõ ràng. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên chưa bị đẩy lùi, có
mặt, có nơi còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
vẫn còn nghiêm trọng trên một số lĩnh vực liên quan đến đất đai, bất động sản,
tài chính, đầu tư công, xây dựng cơ bản, y tế, giáo dục… biểu hiện của “lợi ích
nhóm”, “tham nhũng chính sách” tập trung vào số đảng viên có chức vụ, quyền
hành trong bộ máy nhà nước cấu kết với các thế lực làm ăn bất chính, hối lộ,
rửa tiền… gây bức xúc trong Nhân dân.
Những vấn đề nêu trên
có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
(1)
Nguyên nhân khách quan: Từ mặt trái của kinh tế thị trường, trong điều kiện của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CM 4.0) đã xuất hiện những hoạt động lợi dụng
sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, mạng internet, mạng xã hội,
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng. Nhiều vấn đề mới, phức tạp nảy sinh
từ thực tiễn chưa được lý giải một cách có cơ sở khoa học, khách quan và chưa
được xử lý kịp thời, hiệu quả. Hơn nữa các thế lực thù địch, phản động thường
xuyên đẩy mạnh thực hiện chiến lược công kích trên mặt trận tư tưởng, lợi dụng
triệt để vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc, tôn giáo” và những yếu kém,
sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình, tạo nên“ điểm
nóng”, phức tạp; đồng thời, chúng còn ra sức cấu kết với các phần tử cơ hội,
bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá Đảng, Nhà nước và cuộc sống của
nhân dân ta ngày càng tinh vi, xảo quyệt với nhiều thủ đoạn thâm độc, nguy hiểm
nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ giữa nhân dân với Đảng.
(2)
Nguyên nhân chủ quan: Tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng
viên vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, trước hết là do bản thân cán bộ, đảng
viên đó không tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, giao động trước những tác động
từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi
ích vật chất, có lối sống buông thả, thoái hoá, coi thường kỷ luật, kỷ cương.
Chưa thật sự đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên; chưa tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức về tình trạng suy thoái,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và hậu quả gây ra. Sinh hoạt
đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi hình thức, đơn điệu, thiếu tính
chiến đấu. Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp chưa có quyết tâm
chính trị cao, chưa kiên trì, kiên quyết trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi
suy thoái; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có cả cán bộ cao
cấp thiếu tiên phong, gương mẫu, nêu gương trước cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về xây dựng
Đảng chưa có chiều sâu, không theo kịp tình hình thực tế, nhiều vấn đề mới, khó
chưa được nghiên cứu làm sáng tỏ. Chưa chú trọng xây dựng, tuyên truyền, cổ vũ,
nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực.
Công tác quản lý cán bộ, đảng viên ở một số nơi còn thiếu chặt chẽ. Nguyên tắc
tập trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng; nguyên tắc tự phê bình và phê bình
thực hiện không nghiêm, chưa có cơ chế để bảo vệ người giám đấu tranh phê bình;
Chưa xây dựng được cơ chế “dựa vào dân để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh”.
3. Nhiệm vụ trọng
tâm và giải pháp chủ yếu để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong nội bộ
thời gian tới
Một là, tiếp tục quán
triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tính tự giác trong nhận diện
những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn chặt với việc đẩy mạnh
học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh.
Hai là, nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ; thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình công tác kiểm điểm, tự
phê bình và phê bình đối với tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng
tổ chức đảng, đảng viên gắn với việc nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội
bộ.
Ba là, tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; tập trung xây dựng đội ngũ
cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực,
uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Bốn
là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân,
thật sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh;
phòng, chống, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống trong
Đảng là vấn đề có tính nguyên lý cần được quán triệt sâu sắc và thực hiện
nghiêm túc trong toàn Đảng và hệ thống chính trị.
Năm là, tiếp tục đổi mới nâng
cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của các tổ chức đảng
và đảng viên trong toàn Đảng và hệ thống chính trị để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tửng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Sáu là, tăng cường và đổi mới
mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng;
công tác bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực; kiểm soát chặt chẽ quyền lực cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, đoàn
viên, hội viên./.
Tác giả: Mai Diệu
Linh (TH, nguồn Ban Tuyên giáo TW)
- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác nhân sự của Đảng
- Thông điệp cách mạng mạnh mẽ từ bài viết "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm
- Giải Búa liềm vàng tỉnh Quảng Trị: Lan tỏa các tác phẩm xuất sắc viết về xây dựng Đảng
- Tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
- Quảng Trị gần 10 năm chuyển mình, kinh tế vươn xa
Đang truy cập: 42
Hôm nay: 431
Tổng lượt truy cập: 208,014