Tại hội nghị, trên cơ sở gợi ý của Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng, các đại biểu tập trung thảo luận góp ý để xây dựng Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện các nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương Đảng khóa XIII gồm: Nghị quyết số 42 về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”; Nghị quyết số 43 về “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”; Nghị quyết số 44 về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 45 về “Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng nhấn mạnh, đây là những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh từ nay đến hết nhiệm kỳ, đồng thời là những căn cứ có tính định hướng chiến lược để tỉnh xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trên các lĩnh vực KT - XH, QP - AN thời gian tới, nhất là khi triển khai xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh cho nhiệm kỳ mới.
Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo Nghị quyết số 42 có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với Quảng Trị là địa bàn chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, thiên tai, có số lượng lớn người dân đang hưởng các chính sách xã hội.
Để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách xã hội, nhất là Nghị quyết số 42 và chương trình hành động của Tỉnh ủy, các cấp, ngành cần tăng cường truyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của chính sách xã hội, thực hiện an sinh xã hội cũng như nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chính sách xã hội.
Duy trì và phát huy hiệu quả việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công cách mạng, đối tượng cần được bảo trợ xã hội, qua đó cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân tỉnh Quảng Trị.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đổi mới phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau”; phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và cộng đồng.
Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tăng cường cơ chế, chính sách hỗ trợ có điều kiện, giảm dần chính sách cho không; lấy sự phát triển của người nghèo, cộng đồng nghèo làm trung tâm trong các chương trình, dự án giảm nghèo cũng như đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sinh kế.
Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, cần huy động nguồn lực xã hội, nhất là các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, phấn đấu đến cuối năm 2026 không còn hộ nghèo nào không có nhà hoặc phải ở nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Về thực Nghị quyết số 43 và chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân về tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân, cơ sở vững chắc để không ngừng xây dựng đoàn kết trong hệ thống chính trị.
Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức luôn hướng đến mục tiêu phục vụ Nhân dân, lấy sự đồng thuận và hài lòng của Nhân dân làm thước đo hiệu quả công việc.
Cùng với đó, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện tốt quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, tăng cường đồng thuận xã hội gắn với đề cao ý thức trách nhiệm của công dân.
Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung quán triệt, triển khai Nghị quyết số 45 tạo sự đồng thuận cao trong nhận thức và hành động về vai trò, tầm quan trọng của trí thức đối với sự phát triển của tỉnh và đất nước.
Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương cần xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, QP- AN của tỉnh và đất nước trong giai đoạn mới.
Chú trọng đề cao, tôn vinh tài năng, đạo đức, tinh thần cống hiến, trách nhiệm của trí thức đối với quê hương cũng như xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể nhằm thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ trí thức phù hợp với yêu cầu và thực tiễn của ngành, địa phương.
Bên cạnh đó, cần xác định lĩnh vực, địa bàn trọng điểm để phát huy tốt nhất năng lực, sự cống hiến, tâm huyết của đội ngũ trí thức, nhất là nhà khoa học giỏi, chuyên gia đầu ngành có uy tín cũng như quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận, tạo môi trường, điều kiện và động lực để phát huy vai trò, sự cống hiến đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức...
Để đưa các nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII và chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh đi vào cuộc sống, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, các đơn vị liên quan khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện chương trình hành động để BTV Tỉnh ủy ban hành thực hiện trong toàn Đảng bộ. Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tập trung nghiên cứu, quán triệt các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong chương trình hành động của Tỉnh ủy, kịp thời xây dựng kế hoạch của cấp mình để tổ chức thực hiện hiệu quả.
Nhân dịp này, BTV Tỉnh ủy tặng cờ thi đua và bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023 và 5 năm liền, từ 2019- 2023.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng nhấn mạnh, đây là những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh từ nay đến hết nhiệm kỳ, đồng thời là những căn cứ có tính định hướng chiến lược để tỉnh xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trên các lĩnh vực KT - XH, QP - AN thời gian tới, nhất là khi triển khai xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh cho nhiệm kỳ mới.
Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo Nghị quyết số 42 có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với Quảng Trị là địa bàn chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, thiên tai, có số lượng lớn người dân đang hưởng các chính sách xã hội.
Để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách xã hội, nhất là Nghị quyết số 42 và chương trình hành động của Tỉnh ủy, các cấp, ngành cần tăng cường truyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của chính sách xã hội, thực hiện an sinh xã hội cũng như nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chính sách xã hội.
Duy trì và phát huy hiệu quả việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công cách mạng, đối tượng cần được bảo trợ xã hội, qua đó cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân tỉnh Quảng Trị.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đổi mới phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau”; phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và cộng đồng.
Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tăng cường cơ chế, chính sách hỗ trợ có điều kiện, giảm dần chính sách cho không; lấy sự phát triển của người nghèo, cộng đồng nghèo làm trung tâm trong các chương trình, dự án giảm nghèo cũng như đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sinh kế.
Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, cần huy động nguồn lực xã hội, nhất là các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, phấn đấu đến cuối năm 2026 không còn hộ nghèo nào không có nhà hoặc phải ở nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Về thực Nghị quyết số 43 và chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân về tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân, cơ sở vững chắc để không ngừng xây dựng đoàn kết trong hệ thống chính trị.
Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức luôn hướng đến mục tiêu phục vụ Nhân dân, lấy sự đồng thuận và hài lòng của Nhân dân làm thước đo hiệu quả công việc.
Cùng với đó, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện tốt quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, tăng cường đồng thuận xã hội gắn với đề cao ý thức trách nhiệm của công dân.
Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung quán triệt, triển khai Nghị quyết số 45 tạo sự đồng thuận cao trong nhận thức và hành động về vai trò, tầm quan trọng của trí thức đối với sự phát triển của tỉnh và đất nước.
Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương cần xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, QP- AN của tỉnh và đất nước trong giai đoạn mới.
Chú trọng đề cao, tôn vinh tài năng, đạo đức, tinh thần cống hiến, trách nhiệm của trí thức đối với quê hương cũng như xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể nhằm thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ trí thức phù hợp với yêu cầu và thực tiễn của ngành, địa phương.
Bên cạnh đó, cần xác định lĩnh vực, địa bàn trọng điểm để phát huy tốt nhất năng lực, sự cống hiến, tâm huyết của đội ngũ trí thức, nhất là nhà khoa học giỏi, chuyên gia đầu ngành có uy tín cũng như quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận, tạo môi trường, điều kiện và động lực để phát huy vai trò, sự cống hiến đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức...
Để đưa các nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII và chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh đi vào cuộc sống, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, các đơn vị liên quan khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện chương trình hành động để BTV Tỉnh ủy ban hành thực hiện trong toàn Đảng bộ. Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tập trung nghiên cứu, quán triệt các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong chương trình hành động của Tỉnh ủy, kịp thời xây dựng kế hoạch của cấp mình để tổ chức thực hiện hiệu quả.
Nhân dịp này, BTV Tỉnh ủy tặng cờ thi đua và bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023 và 5 năm liền, từ 2019- 2023.
Tác giả bài viết: Nguyễn Vinh
Nguồn tin: tinhuyquangtri.vn
- Hội đàm cấp cao hai tỉnh Quảng Trị - Savannakhet
- Bế mạc Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh khóa VIII: thông qua 28 Nghị quyết
- Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Phát biểu của đồng chí Lê Quang Tùng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ban Dân vận Tỉnh ủy
- Phát biểu của đồng chí Lê Quang Tùng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ban Dân vận Tỉnh ủy
Đang truy cập: 10
Hôm nay: 175
Tổng lượt truy cập: 272,932