NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NHẰM GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Thứ tư - 13/04/2022 05:20 3.164 0
Tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là đòi hỏi khách quan, là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản, thường xuyên, lâu dài nhằm tăng cường hơn nữa sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, nâng cao ý thức đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị là một giải pháp quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.
ThS. Ngô Thị Thu Hà, Phó Bí thư Đảng uỷ - Phó Hiệu trưởng Trường chính trị Lê Duẩnphát biểu chỉ đạo tại buổi Tọa đàm
ThS. Ngô Thị Thu Hà, Phó Bí thư Đảng uỷ - Phó Hiệu trưởng Trường chính trị Lê Duẩnphát biểu chỉ đạo tại buổi Tọa đàm
Lênin đã khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng. Chỉ Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thìmới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ ChíMinh thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ,đảng viên. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947) Người viết: “Lý luận nhưcái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Theo Bác: “Giáo dục lý luậnchính trị là quá trình tác động vào đối tượng bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quy luật, những quan điểm…nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm được những kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, về đường lối, chính sách của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng vànăng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận động những hiểu biết ấy vào cuộc sống”. Thực tế lịch sử đã chứng minh, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với bản chất cách mạng và khoa học là lý luận tiên phong dẫn đường để Đảng Cộng sản Việt Nam làm tròn vai trò tiên phong, lãnh đạo cách mạng Việt Nam dành độc lập, thống nhất đất nước và tiến hành xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, ngày 22/10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kýban hành Nghị quyết số 35 –NQ/TW của Bộ Chính trị về: “Tăng cường bảo vệ nềntảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trongtình hình mới”. Nghị quyết đã nêu rõ: bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệĐảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trườnghòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị, thời gian qua, Tỉnh ủy Quảng Trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng từ tỉnh đếncơ sở chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và coi đây là nhiệmvụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Nhờ vậy, công tác giáo dục lý luận chính trị trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp, góp phần củng cố, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. 
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo, quan tâm củng cố và xây dựng trung tâm Chính trị các huyện, thị, thành phố theohướng hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; không ngừng đổi mớihình thức, phương pháp học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, đảm bảo tính nghiêm túc, khoa học và hiệu quả. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáoviên, tuyên truyền viên, cộng tác viên các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cấp ủy các cấp cũng thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật thông tin, kiến thức mới, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Hằng tháng, thông qua hội nghị báo cáo viên, các cấp ủy đều triển khai cập nhật những vấn đề lý luận mới, thông tin về đối ngoại, tình hình thực tiễn của đất nước,của tỉnh, tình hình thế giới... cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng đều thực hiện nghiêm túc về nội dung, thời gian chương trình theo quy định; các giảng viên đã linh động lồng ghép quán triệt nội dung các nghị quyết, chỉ thị mới của Đảngvào trong chương trình giảng dạy. Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố đã mở các lớp như: bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp đảng, lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới, lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, lớp bồi dưỡng các chuyên đề về dân tộc, tôn giáo, biên giới, biển đảo.... Tỷ lệ cán bộ, đảng viên, học viên tham gia đạt gần 100%. Việc cấp giấy xác nhận trình độ sơ cấp lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định cũng được các trung tâm thực hiện nghiêm túc. 
Trường Chính trị đã phối hợp với các cấp ủy Đảng mở các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở đã giúp cho học viên nâng cao nghiệp vụ, hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng…Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm bòi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố ngày càng được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Cơ chế chính sách hỗ trợ đối với giảng viên, học viên đã có sự đổi mới phù hợp với tình hình thực tiễn. Đội ngũ cán bộ, giảng viên được kiện toàn và nâng cao về trình độ, cơ bản đáp ứng yêu cầu về giảng dạy lý luận chính trị trong tình hình hiện nay. Nhiều giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục lý luận chính trị vẫn còn số một tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra như: chất lượng và hiệu quả giảng dạy có lúc chưa đáp ứng so với yêu cầu mới; nội dung, chương trình còn nặng tính lý luận, nhẹ tính thực tiễn; một số ít cán bộ, đảng viên vẫn còn xem nhẹ việc học tập lý luận…Ngoài ra, do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin, mạng xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và lối sống của nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên nên có sự ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục lý luận chính trị hiện nay. 
Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị góp phần quantrọng vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quanđiểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảngviên trong toàn tỉnh có thể nghiên cứu thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, các luậncứ khoa học để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta. Hoạt động giáo dục lý luận chính trị phải xuất phát và gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong toàn tỉnh. Các cấp ủyĐảng tiếp tục tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng các chương trình, kế hoạch của địa phương nhằm nghiên cứu tổng kết một số phong trào, mô hình điển hình tiên tiến trong các hoạt động của địa phương để đưa vào giảng dạy lý luận chính trị.
Thứ hai,các cấp ủy, chính quyền cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Chủ động xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định, chế độ học tập chính trị, làm tốt công tác tư tưởng, kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên để có định hướng và xữ lý kịp thời những vấn đề mới nãy sinh; tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; quan tâm giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp, các điểm nóng không để cho các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng chống phá.
Thứ ba,cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên. Phải xem việc học tập lý luận chính trị là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình; khắc phục bệnh “lười học tập lý luận chính trị” từ đó chủ động, tự  giác, tích cực trong học tập, nghiên cứu để hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, khắcphục những hạn chế, khuyết điểm; biểu dương, nhân rộng những mô hình điểnhình nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị trongtoàn hệ thống chính trị. Đầu tư cơ sở vật chất và nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạtđộng dạy và học.Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Và để tinh thần Nghị quyết số 35- NQ/TW của Bộ Chính trị thấm nhuần, đi vào thực tiễn cuộc sống thì mỗi cán bộ, đảng viên phảikhông ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện; chủ động đấu tranh, phản bác các quanđiểm sai trái, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ vững chắcnền tảng tư tưởng của Đảng và thựchiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tác giả bài viết: Phạm Xuân Ngọc- Trường Chính trị Lê Duẩn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây