Tình hình chính trị, an ninh Đông Á hiện nay: cơ hội, thách thức đối với vai trò trung tâm của ASEAN
Bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ XXI, khu vực Đông Á tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế, khi môi trường chính trị, an ninh có nhiều xáo trộn lớn do chịu tác động từ cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), toàn cầu hóa và nhất là từ cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.
Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 - Ảnh: REUTERS
1. Tình hình
chính trị, an ninh Đông Á
Đông Á - khu vực được
đánh giá là phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI, cũng đồng thời
là khu vực có nhiều mâu thuẫn đan xen cùng các nguy cơ xung đột tiềm ẩn - là
nơi hiện diện và cạnh tranh quyết liệt của các cường quốc hàng đầu thế giới.
Trong vài năm gần đây, tình hình chính trị, an ninh khu vực Đông Á biến chuyển
không ngừng đã và đang làm lộ rõ các thách thức rủi ro, từ các điểm
"nóng" xung đột đến dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nhất là nguy cơ leo
thang cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Một cục diện Đông Á mới đang
ngày một rõ nét với những biểu hiện cụ thể sau:
Một là, môi trường an
ninh Đông Á phải đối mặt với nhiều thách thức, cả truyền thống và phi truyền
thống.
Về an ninh truyền
thống: Những năm qua, khu vực Đông Á luôn tiềm ẩn những điểm nóng có
nguy cơ leo thang xung đột, như bán đảo Triều Tiên, vấn đề Biển Đông, eo biển
Đài Loan (Trung Quốc). Trong đó, đáng quan tâm nhất là tình hình chính trị, an
ninh trên bán đảo Triều Tiên. Nhìn tổng thể, cục diện an ninh bán đảo Triều
Tiên gia tăng căng thẳng, hai bên có những hành động quân sự đáp trả nhau, song
tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát để tránh bùng phát chiến tranh.
Trong năm 2023, Triều Tiên tận dụng tình hình
“địa chính trị thuận lợi” sản xuất, nâng cấp vũ khí hạt nhân “theo cấp số
nhân”: Cạnh tranh Mỹ -Trung và xung đột Nga - Ukraine, để thúc đẩy hợp tác với
Trung Quốc, Nga. Kết quả là cả Nga và Trung Quốc đều từ chối hợp tác với Mỹ khi
nước này muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, đồng thời
nâng vị thế Triều Tiên trong chiến lược đối ngoại của các cường quốc này.
Chủ
tịch Kim Jong Un điều chỉnh quan điểm giải quyết vấn đề bán đảo Triều
Tiên.
Trong Báo cáo đọc tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành trung ương Đảng Lao động
Triều Tiên khóa 8 vào ngày 30/12/2023, ông Kim Jong Un tuyên bố: mối quan hệ
giữa hai miền “không còn là mối quan hệ giữa những người cùng một dân tộc”, mà
là mối quan hệ giữa các nước đang có chiến tranh với nhau. Còn tại Hội nghị lần
thứ 10 Hội đồng Nhân dân tối cao Triều Tiên khóa 14 được tổ chức tại Bình
Nhưỡng ngày 15/01/2024, Ông Kim Jong Un một lần nữa tuyên bố rằng: trong
Hiến pháp Triều Tiên nên xác định Hàn Quốc là “kẻ thù số một”, “kẻ thù
chính vĩnh viễn” và chiến tranh với nước này là điều không thể tránh khỏi.
Những tuyên bố cho thấy Triều Tiên muốn định vị lại mối quan hệ liên Triều với
thông điệp rõ ràng: Thứ nhất, mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên
không còn là mối quan hệ giữa những người cùng một dân tộc; Thứ hai,
Hàn Quốc là kẻ thù chính.
Còn Hàn Quốc, ngày 16/02/2023 nước này
công bố sách trắng quốc phòng mới nhất, trong đó nêu: “Trong bối cảnh Triều
Tiên tiếp tục đặt ra các mối đe dọa quân sự mà không từ bỏ vũ khí hạt nhân,
chính quyền và quân đội của họ - những tác nhân chính của việc thực hiện điều
này - là kẻ thù của chúng tôi”.
Từ
đầu năm 2024 đến nay, Triều Tiên liên tục phóng tên lửa đạn đạo, tập trận tấn
công hạt nhân chiến thuật răn đe nhằm đáp trả hành động của Mỹ và Hàn Quốc tổ
chức tập trận quân sự chung. Liên tục các động thái “ăn miếng trả miếng” lẫn
nhau cùng những tuyên bố cứng rắn giữa các bên đã đẩy căng thẳng trên bán đảo
Triều Tiên lên ngưỡng cao nhất trong nhiều năm qua.
Về an ninh phi truyền
thống:
Biến đổi khí hậu, các biện pháp cấm vận, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng,
đã và đang tác động trực tiếp đến an ninh năng lượng, an ninh lương thực, cuộc
sống của người dân tại Đông Á.
Biến đổi khí hậu không
còn là mối đe dọa trong tương lai. Đó là thực tế mới của thế giới. Năm 2023, là
năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Hạn hán trở nên tồi tệ hơn do
biến đổi khí hậu và được cho là đã tiếp thêm sức mạnh hủy diệt do vụ cháy rừng
kinh hoàng nhất ở Mỹ trong một thế kỷ khiến ít nhất 115 người thiệt mạng trên
đảo Maui của Hawaii vào tháng 8/2023.
Tại khu vực Đông Nam
Á,vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và
bảo vệ môi trường; tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao,
tội phạm mạng, ma túy, buôn bán người... ngày càng trở nên cấp thiết. Cùng đà gia
tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế gây áp lực, làm suy giảm nguồn nước,
gia tăng tình trạng phá rừng, khai khoáng trái phép..., làm môi trường sống
ngày càng suy thoái nghiêm trọng. Với tiềm lực còn hạn chế, đa số các quốc gia
Đông Nam Á đã và đang đối mặt với thách thức trong việc quản trị, ứng phó một
cách chủ động, hiệu quả với các vấn đề này.
Cũng từ năm 2023, thế
giới chứng kiến một “cơn sốt toàn cầu” về trí tuệ nhân tạo (AI), với công cụ
ChatGPT được công ty OpenAI tung ra, mở màn cho làn sóng bùng nổ của AI trên
toàn cầu. Sự bùng nổ của AI đã gây ra tranh luận về việc công nghệ này đang mở
ra kỷ nguyên mới cho sáng tạo và thịnh vượng của loài người, hay sẽ tạo ra
tương lai đầy bất trắc với nhân loại. Một số cảnh báo về AI đã được đưa ra: có thể
gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, làm trầm trọng thêm bất bình đẳng xã
hội, đặt ra vấn đề về đạo đức kỹ thuật số, khi AI phát triển nhanh hơn khả năng
kiểm soát của con người…
Năm 2023, cạnh tranh
Mỹ - Trung Quốc trong lĩnh vực này tiếp tục thúc đẩy xu hướng chính trị hóa, an
ninh hóa chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, nhất là về công nghệ cao, công nghệ
nguồn, từ khai thác tài nguyên đến thiết kế, sản xuất nhằm giành lợi thế thị
trường và vị thế trong cuộc cạnh tranh chiến lược. Mỹ tăng cường các chính sách
nhằm kiềm chế Trung Quốc với trọng tâm là kiểm soát chặt chẽ việc chuyển giao
các lĩnh vực then chốt như kiến thức chuyên sâu về công nghệ cao, sản phẩm bán
dẫn, AI, công nghệ sinh học; áp đặt các lệnh cấm nghiêm ngặt về công nghệ, sản
phẩm, thiết bị và tri thức. Mỹ cũng mở rộng liên minh với các nước Hà Lan, Nhật
Bản trong chính sách hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn tiên tiến sang Trung
Quốc. Cả Mỹ và Trung Quốc đều tiếp tục duy trì các lệnh cấm xuất khẩu tài
nguyên đất hiếm, vật tư, thiết bị công nghệ cao, như vi mạch, bán dẫn nhằm kiềm
chế và làm chậm sự phát triển của đối thủ. Sự cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh
vực này khiến quá trình toàn cầu hóa bị phân mảnh, kéo theo đứt gãy chuỗi cung
ứng toàn cầu và gây mất an ninh về kinh tế, thương mại, đầu tư trong khu vực
Đông Á cũng như toàn cầu.
Những tác động từ an
ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng nghiêm trọng hơn tại Đông Á, đe
dọa trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, thậm chícó thể chuyển hóa thành
những vấn đề chính trị nội bộ, gia tăng chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, đe
dọa an ninh và phát triển của tất cả các nước. Đông Á đang bị mắc kẹt ở tâm
điểm của cạnh tranh địa chiến lược ngày càng phức tạp, bất ổn giữa Mỹ và Trung
Quốc.
Hai là, xuất hiện
những nhận thức mới về hợp tác, hòa bình và an ninh của khu vực.
Môi trường địa chính
trị, an ninh Đông Á thay đổi nhanh chóng buộc những người đứng đầu chính phủ
các nước trong khu vực phải thay đổi cách tiếp cận, nhìn nhận và giải quyết các
thách thức của thời cuộc.
Đầu tiên là Tổng thống
Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, ông nhậm chức vào ngày 10/05/2022. Ngay sau khi cầm
quyền, ông đã tích cực chủ động hóa giải mâu thuẫn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tổng thống Yoon Suk Yeol đã nhận thức được sự thay đổi của môi trường địa chính
trị: Cuộc chiến Nga - Ukraine bùng phát; các vụ phóng tên lửa ngang ngược và
mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Triều Tiên mang đến cho Nhật Bản và Hàn Quốc -
những thách thức không thể đơn độc đối phó. Điều này đòi hỏi Hàn Quốc phải thay
đổi lập trường coi Nhật Bản là đối tác “cùng chia sẻ giá trị phổ quát”. Ông
nói: “Hôm nay, Hàn Quốc và Nhật Bản hợp tác về các vấn đề an ninh và kinh tế.
Chúng tôi cũng làm việc cùng nhau để đối phó với những thách thức toàn
cầu".
Môi trường địa chính
trị Đông Á cũng buộc Nhật Bản phải xem xét lại những thay đổi ngày càng nghiêm
trọng của tập hợp lực lượng, cũng như an ninh hàng hải hay tình hình eo biển
Đài Loan. Sách trắng Quốc phòng 2023 của Nhật nêu rõ: Một là, tăng
cường tiềm lực quốc phòng "một cách căn bản", xem đây là "yếu tố
bảo đảm quan trọng nhất" đối với an ninh của Nhật Bản. Theo đó, ngân sách
quốc phòng của Nhật Bản sẽ tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 5 năm tới. Đồng thời
"Nhật Bản sẽ xây dựng một cơ cấu quốc phòng tổng thể bằng cách tích hợp
sức mạnh quốc gia, bao gồm sức mạnh ngoại giao, tình báo, kinh tế, công nghệ và
kết hợp tất cả phương tiện chính sách một cách có hệ thống". Hai
là nhấn mạnh nhu cầu phải có “các khả năng phản công” khi đất nước đối
mặt “môi trường an ninh nghiêm trọng và phức tạp nhất kể từ sau Thế chiến Hai”. Ba
là, xác định các thỏa thuận an ninh trên cơ sở Hiệp ước an ninh Mỹ -
Nhật, cùng với cơ cấu quốc phòng tổng thể đã đề cập ở trên, đóng vai trò nền
tảng đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản. Ngoài ra, sách Trắng quốc phòng
2023 của Nhật còn nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác với các quốc gia "cùng chung
chí hướng" và các quốc gia khác nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về một khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP).
Về đối ngoại, Nhật Bản
thúc đẩy "ngoại giao chủ động", tích cực tăng cường hợp tác quốc
phòng "nhiều mặt", từ trao đổi đoàn, huấn luyện và diễn tập song
phương/đa phương, xây dựng năng lực "nhằm thúc đẩy quan hệ với nhiều quốc
gia nhất có thể". Để đối phó với các thách thức về an ninh Sách Xanh đối
ngoại năm 2024 của Nhật Bản nhấn mạnh: Nhật Bản cần thúc đẩy hợp tác với các
quốc gia có cùng quan điểm và xây dựng "các mạng lưới đa lớp" mà liên
minh Nhật - Mỹ giữ vai trò trung tâm.
Tóm lại, ngoài việc Chủ tịch
Triều Tiên Kim Jong Un đổi mới tư duy trong giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên
đã phân tích ở phần trên, thì việc hai nước láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc
xích lại gần nhau nhanh chóng, cùng điều chỉnh hợp tác quốc phòng, an ninh
trong khu vực đã tạo nên một xu hướng tập hợp lực lượng mới tại khu vực
Đông Á. Xu hướng này không chỉ thúc đẩy Triều Tiên và Nga gần nhau, hợp tác
thực chất, sâu rộng hơn, mà còn thúc đẩy tiến trình hợp tác 3 bên Mỹ - Nhật -
Hàn, đồng thời đẩy nhanh việc hình thành cuộc đối đầu giữa Mỹ - Nhật - Hàn với
Triều - Nga. Sự tương tác giữa các bên theo xu hướng này không có lợi cho hòa
bình, hợp tác phát triển của Đông Á cũng như trên thế giới. Hơn nữa, những động
thái trên còn cho thấy Mỹ đang tiến gần hơn đến việc xây dựng một NATO “thu
nhỏ” ở châu Á - Thái Bình Dương, điều này càng làm gia tăng thêm căng thẳng địa
chính trị trong khu vực.
Ba là, cạnh tranh nước
lớn nguy cơ leo thang ảnh hưởng đến môi trường hòa bình, an ninh, hợp tác khu
vực
Sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã và đang
đẩy mạnh quá trình hợp tác, liên kết, cùng nhau hoạch định các chính sách, cùng
hành động, cùng ứng phó với các thách thức và cùng phát triển... trở thành yêu
cầu cấp thiết. Nhưng, cũng xuất hiện những xu hướng tăng cường thúc đẩy các
liên minh, các cơ chế hợp tác “tiểu đa phương”, làm cho khu vực Đông Á đứng
trước nguy cơ gia tăng cạnh tranh chiến lược dẫn đến đối đầu giữa Mỹ với Trung
Quốc. Cụ thể:
Thứ nhất, Mỹ và Trung
Quốc tăng cường xây dựng các tập hợp lực lượng với quy mô, tầng nấc, đa dạng,
mang tính đối trọng, kiềm chế, thậm chí loại trừ nhau, gắn với các lợi ích an
ninh của mỗi nước.
Hiện
nay, Trung Quốc và Mỹ đang triển khai các bước tập hợp lực lượng theo các xu
hướng đối lập nhau tại khu vực. Với Trung Quốc, nước này chuyển
trọng tâm hợp tác từ lĩnh vực kinh tế sang an ninh: đẩy mạnh Sáng kiến “Vành
đai, Con đường” (BRI) sau hơn 10 năm hình thành và phát triển; từ Sáng kiến
Phát triển toàn cầu (GDI), chuyển sang Sáng kiến An ninh toàn cầu (GSI); đẩy
mạnh ngoại giao láng giềng, coi trọng hợp tác với các nước láng giềng, khu vực
với phương châm “thân, thành, huệ, dung”; thúc đẩy hình thành “Cộng đồng chung
vận mệnh”với các nước trong khu vực. Còn Mỹ chuyển trọng tâm
từ lĩnh vực an ninh sang kinh tế, từ Nhóm “Bộ Tứ kim cương” (QUAD), Hợp tác an
ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) sang Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương (IPEF); Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc và Mỹ - Nhật Bản -
Philippines (JAPHUS 4/2024),trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương
(IPS).
Các sáng kiến và cơ
chế này thường được Mỹ và Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng để, một mặt, thu hút sự
quan tâm và tham gia của các nước trong khu vực; mặt khác, tạo sự kiềm chế, đối
trọng nhau. Động thái này cũng sẽ định hình lại tiến trình khu vực hóa, sắp xếp
lại mạng lưới chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu theo hướng gần
hơn về địa lý với các thị trường lớn và an toàn hơn về vận tải hàng hóa, nguyên
liệu và sản phẩm. Đồng thời, hai cường quốc đều tăng cường các biện pháp phi
thuế quan, phi thương mại, như áp đặt các tiêu chuẩn, quy định mới cho các sản
phẩm nhập khẩu, bao gồm các yếu tố bảo vệ môi trường, sản phẩm xanh, các tiêu
chuẩn về nhân quyền, sử dụng lao động… gây áp lực, bất lợi với các sản phẩm thế
mạnh của đối thủ.
Thứ hai, Mỹ và Trung
Quốc cạnh tranh ảnh hưởng tại các điểm nóng khu vực.Thời gian qua, Đông Á
luôn tiềm ẩn những điểm nóng có nguy cơ leo thang xung đột, như vấn đề Biển
Đông, Đài Loan (Trung Quốc), bán đảo Triều Tiên. Những điểm nóng này trở thành
nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, nơi kiểm chứng khả năng và
quyết tâm phản ứng của mỗi bên.Bài viết tạm gác việc đề cập, phân tích cạnh
tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc đối với vấn đề bán đảo Triều Tiên, vì đã
đề cập kỹ ở phần trên.
Trong vấn đề Đài Loan,
Mỹ thực hiện chính sách “nước đôi”. Một mặt, duy trì cam kết tôn trọng chính
sách “một nước Trung Quốc”, nhưng mặt khác lại khẳng định ủng hộ Đài Loan, phản
đối việc Trung Quốc để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực trong vấn đề thống nhất vùng
lãnh thổ này.
Với an ninh Biển Đông: trong khi Trung Quốc
tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự của mình với tốc độ nhanh chóng, thì Mỹ tiếp
tục can dự sâu hơn, thông qua các hợp tác “tiểu đa phương”giúp các bên liên
quan khác trong khu vực tăng cường năng lực vũ trang phòng thủ, năng lực an
ninh hàng hải.
Thứ ba, quan hệ Mỹ -
Trung Quốc còn cạnh tranh chiến lược về mô hình phát triểnvà mô hình an ninh
trong khu vực.
Hiện nay, hai cường
quốc hàng đầu thế giới đang cạnh tranh quyết liệt trong cung cấp “sản phẩm
công” cho thế giới, nhằm nâng cao vị thế, ảnh hưởng và sự hiện diện của mình
tại các nước Đông Á.
Với Trung Quốc, Đại hội XX của Đảng
Cộng sản (2022), đã định hình và làm rõ tư duy, đường hướng chính sách, nhất là
mối quan hệ giữa an ninh và phát triển. Đại hội XX tiếp tục bổ sung những sáng
kiến, tầm nhìn chiến lược được đưa ra trước đó, như Chiến lược “vòng tuần hoàn
kép”, Sáng kiến Phát triển toàn cầu (GDI), Sáng kiến An ninh toàn cầu (GSI),
“Sáng kiến Văn minh toàn cầu” (GCI), đề xuất một mô hình Hiện đại hóa kiểu
Trung Quốc để tiếp tới xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại. Những sáng
kiến chiến lược này là cơ sở để Trung Quốc tiếp tục hiện thực hóa “giấc mộng
Trung Hoa” và theo đuổi tầm nhìn về một trật tự khu vực, thế giới mới khác với
trật tự vốn được thống trị và theo quy chuẩn của phương Tây.
Với Mỹ, nước này đẩy
mạnh các cơ chế hợp tác đa tầng nấc theo mô hình “tiểu đa phương” trong
khu vực với các đồng minh, đối tác, nhằm chia sẻ lợi ích, như Nhóm Bộ Tứ
(QUAD), Mỹ - Australia - Anh (AUKUS), Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc và Mỹ - Nhật Bản
- Philippines (JAPHUS 4/2024).
Có thể thấy, hai cường
quốc vừa tạo công cụ phục vụ cạnh tranh vừa nỗ lực cung cấp “sản phẩm công” cho
khu vực và thế giới. Các cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 Bali (Indonesia) vào
tháng 11/2022 và Hội nghị APEC (San Francisco – tháng 11/2023) cũng phản ánh:
hai cường quốc vừa cạnh tranh vừa gia tăng khả năng tự chủ, không loại bỏ hợp
tác, đồng thời thống nhất cùng nhau quản trị cạnh tranh không để xảy ra xung
đột, chiến tranh. Tuy nhiên, cả hai đều được cho là đang ở trong “thế kẹt” của
chủ nghĩa dân tộc nước lớn, khiến việc hợp tác ngày càng khó khăn. Vì thế, cạnh
tranh Mỹ - Trung Quốc sẽ tiếp tục là xu hướng lâu dài, với tâm điểm là sự phân
tách công nghệ và “bàn cờ” chiến lược tại khu vực Đông Á cũng như toàn cầu.
2. Cơ hội, thách
thức đối với các nước Đông Nam Á cùng vai trò trung tâm của khối.
Những biến động tình
hình chính trị, an ninh tại khu vực Đông Á thời gian qua, nhất là sự gia tăng
cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tác động mạnh đến các quốc gia vừa và nhỏ Đông
Nam Á theo hai chiều thuận nghịch. Cụ thể:
- Cơ hội:
Thứ nhất, các nước ASEAN trở
thành đối tượng lôi kéo, tranh giành của các nước lớn trong cạnh tranh, tập hợp
lực lượng tại Đông Á, không những về chính trị mà còn về kinh tế. Nếu các nước
ASEAN biết tận dụng thời cơ này, củng cố đoàn kết, tăng cường tiếng nói trong
đời sống chính trị khu vực, quốc tế, cùng nhau đưa ra những “luật chơi” mới,
thì đỡ bị thiệt thòi, lại được tôn trọng, bình đẳng, công bằng hơn, buộc các
nước lớn phải nhượng bộ, tuy không lớn.
Thứ hai, các nước ASEANcó
thêm điều kiện củng cố lập trường đối ngoại độc lập, không chọn bên, khi tăng
cường quan hệ với tất cả các nước lớn, không nghiêng hẳn về bên nào, không để
bị biến thành lệ thuộc vào nước lớn nào.
Thứ ba, những xu hướng
phát triển mới giúp ASEAN mạnh lên như: chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới
sáng tạo đã mở ra thời cơ để các nước ASEAN phát triển quan hệ bình đẳng với cả
Trung Quốc và Mỹ cũng như với các cường quốc khác, tạo ra môi trường quốc tế
rất thuận lợi cho tăng cường xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tại Đông Á.
Thứ tư, nghi kỵ và thiếu
niềm tin chính trị giữa các nước lớn tạo điều kiện cho ASEAN đóng vai trò trung
tâm trong việc xây dựng các cơ chế hợp tác khu vực. Các nước lớn sẽ dễ dàng hơn
trong việc xem xét các cơ chế hợp tác, đối thoại do ASEAN khởi xướng, điều
phối. Mặt khác, các thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh hàng hải hay các
chuẩn mực ứng xử chung trong khu vực Đông Á đều cần đến vai trò của ASEAN.
Thứ năm, mặc dù cạnh tranh
gay gắt, nhưng các nước lớn đều ủng hộ vai trò của ASEAN trong nỗ lực xây dựng
thể chế hợp tác, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, làm cho ASEAN trở thành
tổ chức khu vực có vai trò trung tâm, quan trọng đối với cục diện khu vực Đông
Á.
- Thách thức:
Thách thức lớn nhất đối với các nước
ASEAN trước những biến động tình hình chính trị, an ninh tại khu vực Đông Á
cùng sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung là việc giữ vững độc lập, tự
chủ.Các nước lớn trong quá trình tập hợp lực lượng sẽ tìm cách tranh thủ, bành
trướng thế lực bằng “quyền lực mềm”, buộc các nước vừa và nhỏ lệ thuộc nhiều
hơn thông qua các quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ,
viện trợ,... dẫn các nước ASEAN tới lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào một
“cực”, một “trung tâm” nhất định.
Thứ hai, cạnh tranh nước lớn
tất yếu sẽ dẫn đến sự bất ổn và sức ép chọn bên,nên thách thức các nước ASEAN
phải tạo thế “cân bằng” tương đối trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, không quá
thiên về bất kỳ nước lớn nào để trở thành đối đầu với cường quốc kia, hứng chịu
xung đột, chiến tranh. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, khi quyền lợi giữa các nước
lớn bị cọ sát, có thể xảy ra xung đột, thì các nước lớn tìm cách chuyển xung
đột ấy sang các nước vừa và nhỏ. Thực tế này dễ cuốn các nước ASEANvào “vòng
xoáy chạy đua vũ trang”, phải dành nguồn lực nhất định cho sự nghiệp xây dựng
quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, thách thức đến với
các nước ASEAN còn ở việc tìm cách giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền
thống (thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí
hậu, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh nguồn nước...) cũng như khắc phục
những hệ lụy do các chính sách theo chủ nghĩa dân túy và xu hướng bảo hộ gây
ra.
Thứ tư, sự cạnh tranh gay
gắt giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực, nhất là trong vấn đề Biển Đông, đang tạo
những thách thức to lớn đối với vai trò trung tâm của ASEAN. Bởi ASEAN nằm
trong trọng tâm của các cơ chế tiểu đa phương và là một trong các khu vực mà
diễn ra sự lôi kéo, tập hợp lực lượng ngày càng gay gắt giữa các cường quốc.
Thứ năm, căng thẳng địa - chính
trị gia tăng có thể làm chia rẽ ASEAN và khiến khối này trở nên kém hiệu quả
dẫn đến sự hoài nghi về năng lực của ASEAN trong việc xây dựng vai trò trung
tâm của khối.
Trên cơ sở phân tích
những cơ hội, thách thức nêu trên cho thấy, điều cần thiết nhất đối với ASEAN
lúc này là cần phải đoàn kết, tiếp tục chính sách độc lập tự chủ, thông qua các
cơ chế đã xây dựng để kết nối các đối tác phát huy tốt hơn nữa vai trò trung
tâm. Đối với Việt Nam, trước hết cần nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa đối ngoại mà thời gian qua đã làm rất tốt. Thứ
hai, Việt Nam có thế chiến lược mới từ kết quả 40 năm đổi mới, hội nhập, nên
chúng ta có khả năng, điều kiện tham gia tốt hơn trong hợp tác khu vực, quốc
tế, tạo cơ hội tiếp tục phát triển, đồng thời hạn chế những thách thức, rủi ro.
Điểm mới là, ASEAN cần nhìn nhận các thách thức mới và cần đoàn kết hơn rất
nhiều, để đối phó với những tác động từ cạnh tranh nước lớn (tạo nên những liên
kết kiểu mới trong và ngoài ASEAN).
Tóm lại, trong bối cảnh
tình hình chính trị, an ninh Đông Á tiếp tục diễn biến phức tạp, cạnh tranh
nước lớn quyết liệt, các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống ngày
càng gia tăng, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những xu hướng phát triển, các cơ
chế hợp tác tiểu đa phương mới đã và đang tạo ra một cục diện mới cho khu vực.
Thực tế các vấn đề đó vẫn đã và đang tiềm ẩn những yếu tố có thể dẫn đến biến
động phức tạp hơn và phạm vi rộng lớn hơn. Các nước ASEAN, trong đó có Việt
Nam, cần phải tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, không chọn
bên, nỗ lực đạt đồng thuận trong quan hệ với các cường quốc và trong giải quyết
những vấn đề đang nổi lên nhằm đảm bảo lợi ích, tăng cường vai trò trongbối
cảnh khu vực, thế giới đầy biến động hiện nay./.
Mai Diệu Linh (TH,
nguồn Ban TGTW)
- 22 nguyên thủ quốc gia dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan
- EU lên án các cuộc tấn công vào phái bộ Liên hợp quốc
- Phong trào Hezbollah phóng 'mưa tên lửa' vào lãnh thổ Israel
- Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
- Tổng thống Mỹ khẳng định duy trì “cam kết đầy đủ” với an ninh của Israel
Đang truy cập: 191
Hôm nay: 1,732
Tổng lượt truy cập: 159,268